Gà Kung Pao là món gà xào cay với 3 phiên bản: Quý Châu, Tứ Xuyên và phương Tây. Tuy ở mỗi nơi có hương vị khác biệt do những gia vị phụ nhưng nguyên liệu chính vẫn là đậu phộng rang với ớt tươi, gà tẩm ướp. Trong số các vùng thì gà Kung Pao ở Tứ Xuyên vẫn xuất sắc nhất. Gà ở đây luôn ngập ngụa trong ớt, có khi ớt còn nhiều hơn cả gà. Bởi thế mà mỗi miếng gà đều có vị cay xé lưỡi. Tuy nhiên thì các hương liệu để ướp gà vẫn cực kỳ xuất sắc đáng để bạn mạo hiểm thưởng thức trong hành trình trải nghiệm tour Trung Quốc.

Liên hệ mua Sim Du Lịch Trung Quốc

Trong quá trình sử dụng, nếu cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ qua:

Chi nhánh Hồ Chí Minh: 0931 29 3838

Ưu điểm của Sim Du Lịch Trung Quốc

Gắn Sim du lịch Trung Quốc vào điện thoại và sử dụng ngay. Bạn có thể kết nối internet ngay khi hạ cánh. Sim được kết nối với các nhà mạng lớn nhất tại quốc gia đó vì vậy tốc độ truy cập đều được đảm bảo.

Một chiếc Sim phủ sóng toàn cầu, bạn có thể sử dụng tại hơn 150 quốc gia. Khi di chuyển đến quốc gia khác, bạn chỉ cần mua gói data của quốc gia đó.

Bạn có thể nạp thêm data (top-up data) khi cần thêm dung lượng sử dụng. Bạn cũng có thể gia hạn thêm số ngày sử dụng.

Sim du lịch Trung Quốc có 2 dạng là: sim vật lý và eSIM. Bạn có thể lựa chọn loại sim tiện lợi với điện thoại của bạn. Đặt mua eSIM có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí vận chuyển, nhận mã eSIM qua email và cài đặt ngay lập tức.

Trung Quốc mở cửa thí điểm du lịch theo đoàn đến Việt Nam đợt II (từ ngày 15/3/2023).

Theo Tổng cục Du lịch, thông tin trên đã được ông Bành Thế Đoàn, Tham tán Văn hóa Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam thông báo với cơ quan này vào chiều 8/3, tại trụ sở của Tổng cục Du lịch ở Hà Nội.

Ông Bành Thế Đoàn cho biết, Việt Nam cũng sẽ là một trong số quốc gia được ưu tiên xem xét các chuyến bay thẳng, bỏ yêu cầu cung cấp kết quả xét nghiệm PCR trước 48 giờ, du khách nhập cảnh chỉ cần cung cấp kết quả xét nghiệm nhanh hoặc tổ chức xét nghiệm xác suất 2% .

Trước đó, ngày 6/2, Trung Quốc cho phép các công ty lữ hành thí điểm tổ chức tour du lịch quốc tế đến 20 nước trên thế giới, trong đó có nhiều quốc gia châu Á, nhưng không có Việt Nam.

Thông tin này khiến cộng đồng doanh nghiệp du lịch, lữ hành và dịch vụ trong nước sốt ruột sau quá trình dài chuẩn bị đón khách Trung Quốc trở lại. Ngay sau đó, các cấp, ngành tích cực trao đổi để thúc đẩy việc mở tour đoàn cho khách Trung Quốc sang Việt Nam.

Sau những nỗ lực của các cấp, các ngành hai bên trong việc giải quyết vấn đề trên, là tin vui của toàn ngành du lịch và người dân Việt Nam với mong muốn được tự do đi lại và du lịch sau thời gian dài dịch bệnh COVID-19 hoành hành. Hai bên sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa, cùng nhau thúc đẩy để du lịch hai nước phát triển lành mạnh, mang lại hiệu quả thực chất. Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế Nguyễn Phương Hòa bày tỏ cảm ơn phía Trung Quốc đã lắng nghe và phối hợp với Việt Nam trong việc trao đổi, điều chỉnh chính sách và các hoạt động hợp tác du lịch.

Hình ảnh Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế Nguyễn Phương Hòa tại buổi tiếp và làm việc với ông Bành Thế Đoàn, Tham tán Văn hóa Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. Ảnh: Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

Báo Công Dân và Khuyến Học dẫn lời Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Trung Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế với các chuyến bay quốc tế thường lệ từ ngày 8/1/2023, các hãng hàng không Việt Nam đều đã xây dựng kế hoạch khai thác thị trường này với các bước đi thận trọng, tập trung chủ yếu vào đối tượng khách công vụ, thương nhân, thăm thân và du học sinh. Dự kiến, lượng khai thác sẽ tăng dần khi đón được nguồn khách du lịch quốc tế Trung Quốc.

Khảo sát được thực hiện qua WeChat và nền tảng dịch vụ du lịch Fliggy bởi nhóm tư vấn khách sạn C9 Hotel works và Delivering Asia Communications với khoảng hơn 1.000 người. Gần một nửa trong số đó đã đồng ý khi được hỏi liệu họ có đến Việt Nam du lịch hay không. Nhiều người bày tỏ họ thích tự đến Việt Nam hơn là theo đoàn du lịch.

Điều gì khiến du lịch Việt Nam thu hút du khách Trung Quốc?

"Chi phí du lịch (đi lại, lưu trú, ăn uống ) tới Việt Nam khá rẻ lại thú vị. Hướng dẫn viên của chúng tôi cho biết thành phố Hạ Long đang lắp đặt hệ thống wi-fi miễn phí tại 17 điểm", du khách trẻ tên Wang nói.

Bên cạnh đó, tỉ giá hối đoái thuận lợi giữa Nhân dân tệ và đồng Việt Nam; lợi thế đi lại bằng đường hàng không chặng ngắn giữa 2 nước... cũng là lý do.

Ông Bill Barnett, Giám đốc điều hành C9 Hotelworks cho biết, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến ưa thích của du khách Trung Quốc khi chọn du lịch nước ngoài. Khi được hỏi về thời điểm thích hợp để đến Việt Nam, câu trả lời phổ biến là vào tháng 8 và tháng 10.

Travel Daily Media trích dẫn số liệu thống kê cho thấy, du khách có xu hướng tìm đến các điểm đến là TPHCM, Hà Nội,  Nha Trang/Cam Ranh và vịnh Hạ Long. Sapa được xem là điểm đến mới nổi.

"Phong cảnh nhiều thành phố ở Việt Nam như Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt… rất đẹp. Con người lại nồng hậu, mến khách. Tôi rất thích du lịch Việt Nam nên lần này tôi lại đến đất nước này. Tôi cũng muốn, qua chuyến đi sẽ giới thiệu với nhiều bạn bè hay cho du khách Trung Quốc về Việt Nam", Vân Yến - một du khách từ Bằng Tường cho hay.

Lý Vũ San (Li Yushan), một du khách Trung Quốc từng đến Việt Nam, hồ hởi: "Việc chính phủ cho phép chúng tôi có thể đi du lịch Việt Nam là thông tin rất vui. Trước đây tôi cũng từng đến Việt Nam và có ấn tượng tốt. Tôi và bạn bè cũng nói chuyện với nhau về những địa điểm du lịch đẹp như vịnh Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, phố cổ Hội An... Tôi cũng tiếc là chưa được đến Đà Lạt. Chính vì vậy tôi dự định sau khi chính phủ mở cửa đợt này sẽ đưa người thân du lịch Việt Nam. Tôi rất thích phong cách chậm rãi của các bạn. Tôi có thể đi uống cà phê, thưởng thức các món ăn địa phương. Tôi rất thích phở bò Hà Nội, rất có ấn tượng với những quán ăn ở phố cổ Hà Nội".

Làm thế nào để thu hút những khách hàng có giá trị?

Theo bà Ngô Lan Phương - TGĐ Kim Liên Travel - đơn vị chuyên đón khách Trung Quốc, trong suy nghĩ của người Trung Quốc, Việt Nam cung cấp dịch vụ giá rẻ và chất lượng. Người Trung Quốc đi du lịch ở Việt Nam trước đây chủ yếu là người lớn tuổi, đã nghỉ hưu, vượt qua các cửa khẩu để vào Việt Nam. Họ chỉ cần đặt tour giá rẻ vài trăm tệ (một số công ty du lịch Trung Quốc bán tour chỉ 200 tệ/lượt).

Nhiều người đến Việt Nam theo tour du lịch 0 đồng - vấn đề từng gây tranh cãi đối tại Việt Nam vì điều này gây ra tình trạng trốn thuế, thất thu ngân sách nhà nước. "Để thu hút khách có giá trị (khách Trung Quốc có thu nhập cao), các hãng lữ hành ở Việt Nam không chỉ phải quan tâm đến thiết kế tour chuyên nghiệp mà còn phải cho họ nhiều lựa chọn dịch vụ để làm hài lòng du khách", bà Phương nói.

Cũng theo lãnh đạo Kim Liên Travel, những người có thu nhập cao ở Trung Quốc rất hào phóng và sẵn sàng chi tiền cho spa, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thực phẩm và mua sắm. Nếu như du khách châu Âu chi 200 USD để đặt tour và không chi thêm nhiều tiền cho những thứ khác, thì du khách Trung Quốc mua tour 100 USD nhưng chi 500 USD cho các dịch vụ khác. Khi GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng lên, người dân nước này sẵn sàng chi tiền cho các chuyến du lịch nước ngoài. Vấn đề là Việt Nam vẫn chưa kết nối được với các hãng lữ hành lớn của Trung Quốc.

Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban Thư ký Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) đánh giá việc Trung Quốc mở tour khách đoàn đến Việt Nam từ 15/3 là tín hiệu tín cực cho sự phát triển và phục hồi của ngành du lịch nước nhà, giúp ngành du lịch tự tin đạt được con số 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023. Tuy nhiên, theo ông, khách Trung Quốc sẽ chưa thể đến Việt Nam ồ ạt ngay do các đơn vị phía Trung Quốc vẫn có những cẩn trọng nhất định trong việc đưa khách ra nước ngoài. Họ sẽ lựa chọn các điểm đến an toàn về y tế, đạt tiêu chuẩn về dịch vụ để khách có trải nghiệm tốt nhất.

Ngoài ra, một yếu tố mà du lịch Việt Nam cần chiều lòng du khách Trung Quốc là các điểm đến hay các dịch vụ cần phổ biến hơn nữa phương thức thanh toán không tiền mặt. Những người thuộc thế hệ Z (sinh sau năm 2000) luôn sử dụng điện thoại di động thanh toán di động vì thuận tiện và an toàn khi chỉ cần mang theo smartphone bên mình. Muốn vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam và Trung Quốc phải kết nối, đồng bộ với nhau.

Nguyễn Hưng (Theo chinaculture, CNN, linkedin)