Trong lĩnh vực kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng, thuật ngữ xuất khẩu ròng được nhắc đến khá phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này cũng như vai trò của nó trong nền kinh tế. Vậy xuất khẩu ròng là gì? Tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế ra sao? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu ngay trong bài viết Xuất khẩu ròng là gì? (Cập nhật 2022) dưới đây.

Tác động tới nền kinh tế vĩ mô

Xuất khẩu ròng cũng tạo ra tác động lớn tới nền kinh tế vĩ mô. Xuất khẩu ròng dương phản ánh sự phát triển của nền kinh tế. Lúc này, quốc gia đang thu hút một lượng FDI lớn, giúp gia tăng vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế.

Trường hợp xuất khẩu ròng âm cho thấy trình độ sản xuất kinh doanh của quốc gia đang kém cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần tìm giải pháp để nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.

Công thức tính xuất khẩu ròng

Xuất khẩu ròng được tính bằng công thức:

Xuất khẩu ròng = Tổng giá trị xuất khẩu – Tổng giá trị nhập khẩu

Khi xuất khẩu > nhập khẩu, xuất khẩu ròng > 0 tức quốc gia có thặng dư thương mại.

Khi xuất khẩu < nhập khẩu, xuất khẩu ròng < 0, quốc gia có sự thâm hụt thương mại.

Nếu xuất khẩu = nhập khẩu tức không có sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu (xuất khẩu ròng = 0). Lúc này, xuất khẩu ròng ở vị trí cân bằng.

Ví dụ, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 336,31 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD.

Lúc này, xuất khẩu ròng của Việt Nam năm 2021 là: 336,31 – 332,23 = 4,8 tỷ USD

Điều này đồng nghĩa rằng xuất khẩu ròng đang có thặng dư.

Tác động tới tỷ giá hối đoái

Khi xuất khẩu ròng có thặng dư, lượng hàng hóa xuất khẩu lớn, dòng ngoại tệ chảy vào quốc gia nhiều sẽ làm tăng nhu cầu chuyển đổi tiền tệ. Việc trao đổi giao thương bắt buộc phải dùng đồng nội tệ. Từ đó, nhu cầu đối với đồng nội tệ tăng lên, khiến tiền tăng giá trị. Lúc này, một đồng nội tệ đổi được nhiều ngoại tệ hơn.

Ngược lại, khi xuất khẩu ròng thâm hụt, số lượng hàng hóa nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu. Để mua hàng từ các quốc gia khác, doanh nghiệp buộc phải sử dụng ngoại tệ đất nước đó. Các hoạt động nhập khẩu khiến nhu cầu về ngoại tệ tăng. Theo đó, đồng ngoại tệ cũng sẽ tăng giá.

Dựa vào những thay đổi này, Chính phủ có thể điều chỉnh các chính sách liên quan một cách kịp thời để kiểm soát dòng tiền.

Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng?

Có rất nhiều yếu tố tác động tới xuất khẩu ròng của một quốc gia. Chúng bao gồm: Tỷ giá hối đoái, các chính sách thương mại và lạm phát.

Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng. Khi giá trị đồng nội tệ tăng, quốc gia có thể nhập khẩu hàng hoá với mức giá rẻ hơn nhưng hàng hoá xuất khẩu của quốc gia đó lại trở nên đắt đỏ. Các sản phẩm nội địa trở nên kém cạnh tranh hơn. Do đó, giá trị xuất khẩu ròng sẽ giảm.

Ví dụ, một sản phẩm A của Việt Nam có giá 200.000 VND và một sản phẩm tương đương của Trung Quốc có giá 58 CNY (Nhân dân tệ). Với tỷ giá là 3.400 VND = 1 CNY thì sản phẩm của Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 197.200 VND, rẻ hơn so với sản phẩm Việt Nam. Nếu VND mất giá và tỷ giá hối đoái trở thành 3.600 VND = 1 CNY thì lúc này, sản phẩm A của Trung Quốc sẽ được bán với giá 208.800 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam.

Các chính sách của Nhà nước cũng tác động đến xuất khẩu ròng của một quốc gia. Các chủ trương hạn chế hoặc hỗ trợ đối với một mặt hàng sẽ gây ảnh hưởng đến giá của hàng hoá đó. Ví dụ, Chính phủ thực hiện trợ cấp nông nghiệp có thể làm giảm chi phí canh tác, khuyến khích sản xuất nhiều hơn để xuất khẩu. Từ đó, sản lượng xuất khẩu có thể được cải thiện.

Các quốc gia thường kiểm soát xuất khẩu ròng thông qua việc đặt các mức thuế. Tuy nhiên, nếu thiết lập mức thuế nhập khẩu quá cao có thể khiến thâm hụt thương mại trầm trọng hơn. Lý do là bởi điều này vô hình trung tạo nên rào cản đối với hoạt động giao thương tự do của các quốc gia. Vì thế tình hình xuất khẩu của các quốc gia cũng bị ảnh hưởng.

Lạm phát có thể gây ảnh hưởng tới giá thành sản xuất qua đó tác động tới giá các sản phẩm xuất khẩu. Ví dụ, lạm phát khiến giá gạo tăng cao. Từ đó, gạo và các sản phẩm làm từ gạo đều bị đẩy giá lên, khiến sản phẩm trở nên đắt đỏ. Do đó, sản phẩm mất đi lợi thế cạnh tranh trên thị trường, khiến việc xuất khẩu khó khăn hơn.

Trên đây là nội dung giới thiệu của chúng tôi về Xuất khẩu ròng là gì? (Cập nhật 2022) cũng như các vấn đề pháp lý khác có liên quan trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Tin tức cập nhật liên quan đến xuất khẩu lao đông

Visa E9 là loại thị thực do chính phủ Hàn Quốc cấp cho lao động nước ngoài tham gia Chương trình Cấp phép Việc làm cho Lao động Nước ngoài (Employment Permit System - EPS). Chương trình này cho phép người lao động từ các quốc gia, bao gồm Việt Nam, đến Hàn Quốc làm việc trong các ngành công nghiệp như sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp.

Visa E9 có thời hạn tối đa 4 năm 10 tháng. Sau khi hết hạn, người lao động có thể gia hạn hoặc tái nhập cảnh nếu đáp ứng các điều kiện cụ thể và tuân thủ quy định của chương trình EPS.

Người lao động cần cảnh giác với các thông tin giả mạo và lừa đảo liên quan đến chương trình EPS. Nên tham gia các chương trình xuất khẩu lao động thông qua các cơ quan chính thống và được cấp phép để đảm bảo quyền lợi và an toàn.