Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Những nguyên tắc "vàng" này rất được các sinh viên tập sự chú trọng. "Có những lần đến tiếp xúc và làm việc với khách hàng, mình bị "làm khó" do thấy nhân viên còn trẻ quá, lúc đầu cũng lúng túng và hơi tủi thân vì đã lý giải, thuyết phục mà không được. Suy nghĩ mãi, mình quyết định "đánh vào tâm lý", trước tiên là trò chuyện thân mật để hai bên gần gũi nhau rồi từ đó mới khai thác thông tin và đã thu được hiệu quả tức thì. Mình thấy vui và thấm thía về kỹ năng giao tiếp này", Ánh Tuyết chia sẻ.

Khi mới đi làm nếu không chuẩn bị tâm lý vững vàng cùng những kiến thức nền tảng về chuyên môn bạn sẽ bị "shock" ngay với khối lượng và áp lực công việc được giao

Để được tập sự tại các công ty đa quốc gia là điều không hề đơn giản vì số "suất" hàng năm không nhiều, nhưng cũng không phải là điều vượt quá tầm với.

Thành tích học tập từ khá trở lên cùng với kỹ năng giao tiếp, làm việc đội nhóm hiệu quả... luôn là những yêu cầu cơ bản mà các công ty như Nestle, PriceWaterHouse Coopers, Univlever thường đặt ra với ứng viên thể hiện qua các vòng thi và phỏng vấn do công ty tổ chức.

Ngoài ra, tùy văn hóa từng công ty mà tiêu chí cũng như cách thức tuyển chọn có một số nét khác biệt. Chị Trương Bích Đào, phụ trách phòng Phát triển Tổ chức, bộ phận Nhân sự của Nestle, cho biết: "Chúng tôi tìm kiếm những bạn trẻ năng động, cầu tiến, thích đương đầu với thử thách. Nhưng trên hết là thái độ khiêm tốn, ham học hỏi và tôn trọng các giá trị và đạo đức kinh doanh của công ty".

Còn chị Thiên Quang, phụ trách bộ phận nhân sự của PWC không ngần ngại chia sẻ: "Ngoài những kỹ năng cơ bản, ứng viên cần có thành tích học tập tốt cũng như có kinh nghiệm tham gia các dự án hay hoạt động tập thể tại trường đại học. Họ cần tìm hiểu thấu đáo về công việc đã chọn để có định hướng nghề nghiệp rõ ràng và thật sự tận tâm với công việc đó. Phong cách chuyên nghiệp, năng động, trung thực, nắm bắt hướng dẫn của cấp trên chính xác và có trách nhiệm với công việc được giao cũng là những phẩm chất cần thiết".

Trong khi chị Lan Phương, phụ trách bộ phận nhân sự tại Unilever cho biết ngoài chương trình thực tập thông thường, công ty còn triển khai chương trình Quản trị viên tập sự với mục đích tuyển chọn, tạo cơ hội làm việc cũng như đào tạo và bồi dưỡng các bạn trẻ trở thành nhà lãnh đạo của công ty trong thời gian ngắn nhất.

Mỗi năm chương trình đều có một số điều chỉnh trong các vòng thi tuyển chọn ứng viên để đảm bảo chất lượng, sự công bằng qua các năm và có riêng một êkip bao gồm nhóm tuyển dụng chuyên môn, các thành viên ban quản trị công ty cho đến những nhà quản lý cao cấp của mỗi phòng ban trực tiếp phụ trách.

Theo đó, các bạn sinh viên có thể "ghi điểm" bằng cách tự nhiên thể hiện mình và chứng tỏ được khả năng, tố chất với nhà tuyển dụng, đặc biệt cần cho thấy tiềm năng lãnh đạo, khả năng phân tích - nhận định vấn đề...

Do đó, để thành công, ngoài kiến thức chuyên môn, ứng viên còn phải vận dụng những kiến thức và kỹ năng khác trong cuộc sống. Và đây là quá trình mà ứng viên cần chuẩn bị từ trước vì hầu như những gương mặt "trúng tuyển" ít nhiều đều tham gia các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt xã hội bổ ích.

Như Uyên Phương, ngoài việc học còn phụ trách một số chuyên mục cho diễn đàn VN8X và là thành viên tích cực trong Câu lạc bộ Anh văn của trường.

Trong khi Ánh Tuyết lại đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm CLB A2C của trường Kinh tế, từng tham gia tổ chức cuộc thi CPA tiềm năng, nhờ đó ít nhiều "ghi điểm" trong "mắt xanh" của nhà tài trợ PWC.

Với Hải Yến, việc tham gia khóa học 8 ngày theo chương trình thực tập sinh do công ty P&G tổ chức trước đó đã giúp "tích lũy" được kinh nghiệm làm việc nhóm và khả năng xử lý tình huống...

Và một khi đã hội đủ những tiêu chí trên, cộng thêm khoảng thời gian thực tập hữu ích thì việc trở thành nhân viên chính thức của công ty không phải là điều quá khó khăn với các bạn sinh viên thật sự lĩnh hội và nắm bắt được "lối đi ngay dưới chân mình".

Báo cáo cho biết, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1 đạt 871.200 lượt người, tăng 23,2% so với tháng trước và gấp 44,2 lần cùng kỳ năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại.

Trong tổng số gần 871,2 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2023, khách đến bằng đường hàng không đạt 800,1 nghìn lượt người, chiếm 91,9% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 46,1 lần cùng kỳ năm trước; bằng đường bộ đạt 65,5 nghìn lượt người, chiếm 7,5% và gấp 27,8 lần; bằng đường biển đạt 5,6 nghìn lượt người, chiếm 0,6% và gấp 564,5 lần.

Xét theo quốc gia và vùng lãnh thổ, lượng khách du lịch đến từ châu Á cao nhất với hơn 607.900 lượt khách, tăng hơn 43,9 lần sao với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Hàn Quốc là nơi có lượng khách du lịch cao nhất với hơn 258.000 lượt người, cao gấp gần 13 lần so với tháng 12/2022 và gấp 72 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2023 phân theo vùng lãnh thổ. Ảnh: Tổng cục Thống kê

Mỹ là quốc gia có lượt khách du lịch cao thứ 2 đến Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2023 với gần 78.000 lượt khách, tăng 88 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Lượng khách du lịch đến từ Thái Lan cao thứ 3 với gần 55.000 người, tăng 112,7% so với tháng trước và tăng hơn 15.000% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp theo là các nước Úc và Malaysia với số lượng khách du lịch đến Việt Nam lần lượt đạt 44.225 và 37.267 lượt người.

Ngoài ra, Nhật Bản, Campuchia, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc) và Vương quốc Anh đều là các quốc gia, vùng lãnh thổ có lượt khách du lịch đến Việt Nam khá đông trong tháng đầu tiên của năm 2023.

Theo Tổng cục Du lịch, năm 2023, ngành Du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu phấn đấu đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, khách du lịch nội địa khoảng 102 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch khoảng 650 nghìn tỷ đồng.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1 tăng mạnh do Tết Dương lịch 2023. Đặc biệt, việc Trung Quốc chính thức mở cửa trở lại từ ngày 8/1 đã khiến thị trường du lịch quốc tế sôi động, nhộn nhịp hơn hẳn. Các cơ sở lưu trú ghi nhận khách quốc tế đặt phòng đạt 30-40% tổng lượng đặt phòng dịp Tết.

Thống kê từ các địa phương cho biết, Khánh Hòa đón 15 chuyến bay mỗi ngày của Vietjet Air đưa khách du lịch đến từ Trung Quốc, mỗi chuyến có từ 180-220 khách, 1.400 khách từ Kazakhstan, Hàn Quốc. Trong 6 ngày Tết, tổng lượt khách quốc tế lưu trú ước đạt 11.300 lượt người.

Ninh Bình ước đón 29.500 lượt khách quốc tế ghé thăm các điểm tham quan nổi tiếng. Hà Nội ước đón khoảng 32.000 lượt khách quốc tế với lượng khách lưu trú tăng mạnh, chủ yếu là khách Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Canada, Pháp.

Ước tính có gần 10.700 lượt khách quốc tế lưu trú đến Bà Rịa - Vũng Tàu và có gần 2.400 khách quốc tế “xông đất” bằng đường biển. Ngoài ra, Lào Cai ước tổng thu từ khách quốc tế đạt 23 tỷ đồng.

Một số địa phương trọng điểm du lịch như Đà Nẵng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh,... đã chủ động phối hợp cùng hãng hàng không và doanh nghiệp lữ hành tổ chức các sự kiện thu hút khách quốc tế. Một số tỉnh, thành phố tổ chức sự kiện chào đón khách quốc tế tới "xông đất" đầu năm, các hoạt động chào mừng tại sảnh sân bay, ga tàu và lì xì năm mới... Việc này đã tạo không khí hứng thú và khẳng định hình ảnh du lịch Việt Nam "an toàn, thân thiện".

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng tích cực quảng bá, thu hút khách quốc tế tới Việt Nam. Cụ thể, Saigontourist liên tục đón 6 đoàn khách đa quốc tịch đến Việt Nam xông đất đầu năm từ Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, chủ yếu lựa chọn sản phẩm du lịch đặc trưng của TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây Nam Bộ và nối tuyến Campuchia (hành trình liên tuyến 9 ngày trên sông từ TPHCM đi Mỹ Tho - Cái Bè - Vĩnh Long - Sa Đéc - Châu Đốc và nối tuyến Campuchia). Hay hãng tàu biển Silver Spirit đưa hơn 300 khách từ Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc) ghé thăm hải trình Việt Nam bao gồm: Hạ Long, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh...