Từ ngày 20.7, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo trắng và tính đến cuối tháng 8 nước này siết toàn bộ các hoạt động xuất khẩu gạo. Hai nước xuất khẩu chính là VN với mục tiêu hơn 7 triệu tấn và Thái Lan trên 8 triệu tấn, đến thời điểm này gạo Việt đang vượt lên.

Xuất hiện tin đồn thất thiệt để thao túng giá

Tuần qua, thị trường gạo thế giới có một số diễn biến đáng chú ý. Đối với nguồn cung, Ấn Độ siết chặt toàn bộ các hoạt động xuất khẩu gạo như: áp thuế xuất khẩu 20% lên gạo đồ (chiếm 1/3 lượng gạo xuất khẩu) và áp giá sàn xuất khẩu 1.200 USD/tấn lên mặt hàng gạo Basmati (lượng xuất khoảng 4 triệu tấn/năm). Ngay sau đó nước này "mở hé" cánh cửa thị trường khi cho phép các lô hàng gạo trắng thường bị kẹt ở cảng được tiếp tục xuất khẩu. Bên cạnh đó là mở hạn ngạch xuất khẩu cho 3 nước Bhutan, Singapore và Mauritius với tổng sản lượng chưa tới 150.000 tấn gạo. Tuy sản lượng không nhiều nhưng động thái này cho thấy Ấn Độ vẫn có thể mở ra cơ hội cho các hợp đồng xuất khẩu cấp chính phủ. Điều này có thể làm hạ nhiệt một phần cơn sốt giá đang rất nóng.

Một nguồn cung khác, lớn thứ 6 thế giới là Myanmar vẫn đang để ngỏ vấn đề tạm dừng xuất khẩu gạo. Các nhà xuất nhập khẩu vẫn hồi hộp theo dõi những diễn biến tiếp theo.

Ở chiều ngược lại, 2 khách mua gạo lớn của thế giới cũng như mua của VN là Philippines và Indonesia đồng loạt có những chính sách liên quan đến nguồn cung và giá gạo. Cụ thể, Indonesia quyết định chi trên 525 triệu USD để phát gạo miễn phí cho 21,35 triệu gia đình nghèo, biện pháp hỗ trợ người dân đối phó với giá gạo tăng cao. Trong khi đó, Philippines thực hiện chính sách giá trần đối với gạo xay xát thông thường là 41 peso/kg (tương đương khoảng 0,72 USD), giá gạo xay xát kỹ được đặt ở mức 45 peso/kg (0,79 USD). Cả 2 chính sách này đều bắt đầu có hiệu lực từ đầu tháng 9.

Đối với chính sách giá trần của Philippines, gần đây một số thương nhân VN cho rằng các doanh nghiệp Philippines đồng loạt xin hủy hợp đồng vì càng làm càng lỗ. Các nhà nhập khẩu Philippines hủy hợp đồng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu và kéo giá gạo xuất khẩu VN giảm.

Trước thông tin đối tác Philippines xin hủy hợp đồng, trao đổi với Thanh Niên, nhiều doanh nghiệp khẳng định đây là thông tin không có cơ sở. Thực tế, thời gian qua giá gạo tăng cao nên các nhà xuất khẩu và nhập khẩu có thỏa thuận gia hạn, kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng để giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể có. Cách đây 2 tuần Philippines cho biết lượng gạo dự trữ quốc gia giảm từ 60 ngày xuống 45 ngày và cần phải nhanh chóng bổ sung thêm ít nhất 500.000 tấn gạo để đảm bảo an ninh lương thực. Philippines đang chạy đua với các nước để nhập khẩu gạo nhằm đảm bảo nguồn cung trong điều kiện thời tiết El Nino tiếp tục kéo dài đến hết quý 1/2024. "Có thể có trường hợp một vài doanh nghiệp tư nhân của Philippines tạm ngưng nhập khẩu gạo vì quy định giá trần nhưng không ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu gạo của nước này. Đây là điều rất quan trọng cần phải làm rõ để tránh làm xáo động thị trường, trục lợi bất chính", một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở TP.HCM nói.

Theo một số chuyên gia ngành hàng lúa gạo, lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và các lệnh siết xuất khẩu mới đây khiến thị trường toàn cầu thiếu hụt từ 8 - 10 triệu tấn. Nếu không có các lệnh cấm của Ấn Độ giá cũng sẽ tăng. Năm nay, để đối phó với El Nino, Indonesia phải nhập khẩu đến 2 triệu tấn gạo. Đó là chưa kể nhu cầu tăng cao từ hàng loạt quốc gia khác, kể cả Trung Quốc, đất nước 1,4 tỉ dân. Ngay cả nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới là Thái Lan, Hiệp hội các nhà đóng gói gạo cũng điều chỉnh tăng giá gạo đóng gói 3 baht/kg từ đầu tháng 9.2023. Nếu có một vài doanh nghiệp Philippines ngưng mua không ảnh hưởng gì đến thị trường thế giới.

Hiện VN đã xuất khẩu 5,85 triệu tấn, so với mục tiêu 7 triệu tấn thì trong 4 tháng cuối năm tổng lượng gạo có thể xuất chỉ trên 1,15 triệu tấn. Đây là con số rất khiêm tốn so với nhu cầu thế giới hiện nay. Từ nay đến cuối năm giá gạo 5% tấm xuất khẩu chắc chắn không thể xuống dưới mức 600 USD/tấn; khả năng sẽ duy trì giá từ 620 - 630 USD/tấn, kể cả việc Ấn Độ mở thêm một vài hợp đồng cấp chính phủ.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 7, Việt Nam đã xuất khẩu 15.334 tấn chè, trị giá 27,4 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và tăng 2,1% về trị giá so với tháng trước; tăng 46,4% về lượng và tăng 50% về trị giá so với tháng 7/2023.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu chè đạt 77.280 tấn, trị giá 133,4 triệu USD, tăng 31,6% về lượng và tăng 33,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá chè xuất khẩu bình quân đạt 1.726 USD/tấn, tăng 1,5%.

Theo báo Công Thương, Pakistan tiếp tục là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm, đạt 22,3 nghìn tấn, trị giá 47 triệu USD, giảm 3,2% về lượng nhưng tăng 6,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu bình quân đạt 2.100 USD/tấn, tăng gần 10%.

Sau khi giảm mạnh từ đầu năm, thị trường này đang dần lấy lại đà nhập khẩu so với năm ngoái. Loại chè được xuất khẩu chủ yếu sang Pakistan là chè đen, đây cũng là loại chè xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với khoảng 80% tổng sản lượng xuất khẩu.

Thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 là Đài Loan (Trung Quốc), đạt 8.131 tấn, tương đương gần 14 triệu USD, giá 1.712 USD/tấn, tăng 2,4% về lượng, tăng 6,3% về trị giá và tăng 3,7% về giá so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam với 7.826 tấn, tương đương 11,3 triệu USD, tăng tới 236% về lượng và tăng 107% về trị giá. Giá xuất khẩu chè bình quân sang thị trường này chỉ đạt 1.446 USD/tấn, giảm sâu 38,2% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng tháng 7, quốc gia này đã nhập khẩu 1.528 tấn chè từ Việt Nam, tương đương hơn 2 triệu USD, tăng mạnh 502% về lượng, tăng 385% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Mức tăng cao vượt bậc chủ yếu do mức nền thấp hồi đầu năm 2023 và do xuất khẩu chè đã tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm 2023, tạo đà cho năm 2024.

Tại Việt Nam, cây chè được phát triển chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc với khoảng 70% diện tích trồng chè cả nước, tiếp đến là vùng Tây Nguyên với khoảng 19%, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích chè chiếm 7% và khu vực đồng bằng Bắc bộ 4%. Một số địa phương có diện tích chè lớn phải kể đến Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ, Lâm Đồng,…

Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam, Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu. Sản phẩm chè của Việt Nam hiện đã được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện nay đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc về sản lượng và xuất khẩu chè xanh.

Các sản phẩm từ cây chè của Việt Nam cũng ngày càng đa dạng, bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. Việt Nam hiện có hơn 170 giống chè, hương vị đặc biệt, được thế giới ưa chuộng như: Chè sao lăn, chè xanh, chè ô long, chè Hương, chè thảo dược...

Thông tin trên tạp chí Hải quan, đánh giá về thị trường, Cục Xuất nhập khẩu cho biết, hầu hết trị giá nhập khẩu chè tại các thị trường lớn trên thế giới từ Việt Nam đều chiếm tỷ trọng thấp. Do đó, ngành chè của Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị phần.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới, ngành chè Việt Nam phải đẩy mạnh sản xuất chè theo hướng an toàn; khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao, sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ người trồng chè liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm chè; đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng tăng nhanh tỷ trọng những sản phẩm có giá trị cao và sản phẩm mới…

Việt Nam hiện nằm trong top 4 nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới, là nước xuất khẩu lớn thứ 3 (chỉ sau Trung Quốc và Italia) trên thế giới về trị giá, chiếm khoảng 10% thị phần trên thế giới; đứng ở vị trí thứ 2 sau Trung Quốc về thị phần tại cả 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay gồm: Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản.

Sản phẩm của ngành da giầy Việt Nam đã có mặt ở 45 nước, chủ yếu là Mỹ (đạt kim ngạch xuất khẩu 3,3 tỷ USD năm 2014, tăng 26,9% so với năm trước. Dự báo thị phần giày dép của Việt Nam tại Mỹ sẽ tăng lên 12% vào năm 2018.

Thị trường EU đứng thứ hai đạt 1,76 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 31,15% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam; tiếp đến là Trung Quốc đạt 418,4 triệu USD, tăng 31,1% và chiếm tỷ trọng 7,4%; Nhật Bản đạt 284,4 triệu USD, tăng 4,4% và chiếm 5%; Hàn Quốc đạt 158,3 triệu USD, tăng 15,5% so cùng kỳ 2016 và chiếm 2,8%. Tổng cộng năm thị trường trên chiếm 83,3% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam.

Về túi xách, valy, cặp các loại, tính đến hết tháng 5/2017, Mỹ cũng đứng đầu thị trường xuất khẩu, đạt hơn 555 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 41,1% tổng kim ngạch xuất khẩu túi xách các loại của Việt Nam. Tiếp theo là thị trường EU đạt gần 365 triệu USD, tăng 8,2% và chiếm tỷ trọng 27%; Nhật Bản đạt 146,5 triệu USD tăng 1,7% và chiếm 10,9%; Trung Quốc đạt 57,6 triệu USD, giảm 6,8% và chiếm 4,3%; Hàn Quốc đạt 52,8 triệu USD giảm 0,4% và chiếm 3,9%. Tổng cộng 5 thị trường trên chiếm 87,2% tổng kim ngạch xuất khẩu túi xách, cặp của Việt Nam.

Theo dự báo của các chuyên gia, kinh tế thế giới năm 2017 sẽ tốt hơn năm 2016 và Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực dệt may và da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao, nên các đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam. Dự báo năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày có thể đạt 17,8 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016.

Để đạt mục tiêu trên Hiệp hội Da- Giày- Túi xách Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm da giày theo hướng khai thác lợi thế và tiềm năng mở cửa thị trường tại các nước tham gia FTA mà Việt Nam đã ký kết.

Với kinh nghiệm và thành công qua 20 năm hình thành và phát triển, với đội ngũ trên 550 doanh nghiệp, 700 ngàn lao động, 75% là lao động nữ, ngành da giày đang chờ đợi một nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ, với những khuyến khích cần thiết về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng), hạ tầng cơ sở, tín dụng nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, trong đó đặc biệt hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, hướng tới mục tiêu đến năm 2020 sẽ sản xuất khoảng 1,69 tỷ đôi giày dép, 311 triệu balô, túi xách, 63 triệu tấn da cứng… doanh thu Xuất khẩu của ngành sẽ đạt 24,5 tỷ USD.