- Tìm hiểu nhu cầu thị trường về dịch vụ logistics; - Lên danh sách và tiếp cận khách hàng tiềm năng nhằm giới thiệu dịch vụ logistics của công ty; - Tư vấn các gói dịch vụ xuất nhập khẩu, giải pháp vận chuyển & giao nhận, báo giá, thương thảo, ký kết hợp đồng dịch vụ với khách hàng; - Phối hợp với các bộ phận trong công ty theo dõi cập nhật tình hình hàng hóa và thông tin tới khách hàng một cách thường xuyên và kịp thời; - Báo cáo hàng tháng về hoạt động sales cá nhân, các phản hồi của khách hàng và thông tin thị trường cho Trưởng Bộ Phận.
Mức lương của nhân viên kinh doanh hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về mức lương của nhân viên kinh doanh, đối chiếu theo quy định trên thì mức lương của nhân viên kinh doanh sẽ theo thỏa thuận giữa nhân viên kinh doanh và công ty.
Tuy nhiên, mức lương của nhân viên kinh doanh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu của nhân viên kinh doanh được tính theo vùng như sau:
(1) Nhân viên kinh doanh làm việc tại Vùng I, mức lương tối thiểu là 4.960.000 đồng/tháng hoặc 23.800 đồng/giờ.
(2) Nhân viên kinh doanh làm việc tại Vùng II, mức lương tối thiểu là 4.410.000 đồng/tháng hoặc 21.200 đồng/giờ.
(3) Nhân viên kinh doanh làm việc tại Vùng III, mức lương tối thiểu là 3.860.000 đồng/tháng hoặc 18.600 đồng/giờ.
(4) Nhân viên kinh doanh làm việc tại Vùng IV, mức lương tối thiểu là 3.450.000 đồng/tháng hoặc 16.600 đồng/giờ.
Theo đó, danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.
TẢI VỀ Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu từ ngày 01 tháng 7 năm 2024
Tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định mức lương tối thiểu như sau:
(1) Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
(2) Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
(3) Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Video chia sẻ kinh nghiệm về cách tiếp cận khách hàng 1 cách bài bản về Sales Logistics
XEM https://diendan.camnangxnk-logistics.net/threads/video-chia-s%E1%BA%BB-kinh-nghi%E1%BB%87m-v%E1%BB%81-c%C3%A1ch-ti%E1%BA%BFp-c%E1%BA%ADn-kh%C3%A1ch-h%C3%A0ng-1-c%C3%A1ch-b%C3%A0i-b%E1%BA%A3n-v%E1%BB%81-sales-logistics.698/
Nhân viên kinh doanh có những quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 thì nhân viên kinh doanh có những quyền và nghĩa vụ sau:
(1) Nhân viên kinh doanh có các quyền sau đây:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Nhân viên kinh doanh có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
– Tiến hành tư vấn và đàm phán với đối tác nước ngoài về nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm của Hoa Sen (giá cả, quy cách sản phẩm,..), các yêu cầu logistic (phương thức vận chuyển – nhận hàng, cảng nhập khẩu, thời gian giao hàng,..) cũng như các nội dung liên quan (phương thức thanh toán, thời gian thanh toán,..). – Báo cáo, phản hồi lên cấp trên tình hình giá cả nhằm bắt kịp xu hướng chung của thị trường. 2. Chăm sóc khách hàng
3. Nghiệp vụ – Quy trình Xuất Khẩu
5. KHÓA HỌC ĐỈNH CAO VỀ SALES LOGISTICS KHÔNG NƠI NÀO CÓ ĐƯỢC
KHÓA HỌC ĐỈNH CAO VỀ SALES LOGISTICS KHÔNG NƠI NÀO CÓ ĐƯỢC
KHÓA HỌC SALES LOGISTICS ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ “Nghệ thuật tiếp cận khách hàng một cách hệ thống” 1.Đến với chúng tôi, các bạn sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức nền tảng cũng như quy trình về Sales 1 cách hệ thống, chuyên nghiệp và hiệu quả. 2.Các kỹ năng về tìm kiếm khách hàng mới (Lead), duy trì mối quan hệ (Maintain) cũng như phát triển (Develop) với khách hàng hiện tại được cụ thể hóa bằng những ví dụ sát sườn thực tế của ngành Logistics. 3.Nêu bật vai trò của kỹ năng đàm phán (Negotiation skill) và các bước xử lý tình huống (handling objections) tinh tế và ấn tượng. 4.Nghệ thuật tìm hiểu khách hàng và từ đó lập kế hoạch kinh doanh (Sell) cho từng loại tính cách. 5.Chốt sales chưa bao giờ đơn giản đến thế. 6.100% giảng viên có trình độ Thạc sĩ trở lên và đang đảm nhận chức vụ Giám đốc/Trưởng phòng có kinh nghiệm quản lý đội ngũ Sales làm việc dày dạn trong ngành Logistics tại các tập đoàn, công ty đa quốc gia. 7.Giáo trình chuyên biệt, vô cùng bài bản đào tạo về nghiệp vụ Sales mà chưa từng có tại Việt Nam. Đăng ký học tại https://zalo.me/g/gjrtwa411 ĐT/ZALO: 0978392436