Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự 2023

Đc Võ Tấn Huy – PBT, chủ tịch UBND huyện, chủ tịch Hội đồng NVQS huyện Cư Kuin

1. Tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự 2023

Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;

2. Tiêu chuẩn tuổi đời đi nghĩa vụ quân sự 2023

Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn tuổi đời tuyển quân như sau:

- Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

- Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

3. Tiêu chuẩn chính trị đi nghĩa vụ quân sự 2023

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn chính trị đi nghĩa vụ quân sự 2023 như sau:

- Thực hiện theo Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ;

Lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.

4. Tiêu chuẩn văn hóa đi nghĩa vụ quân sự 2023

Căn cứ khoản 4 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn văn hóa đi nghĩa vụ quân sự 2023 như sau:

- Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp.

Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

- Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

Đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

5. Tiêu chuẩn sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự 2023

5.1. Cách cho điểm sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự 2023

Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, quy định về khoản 2 Điều 9 Thông tư 148/2018/TT-BQP cụ thể:

- Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;

- Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;

- Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;

- Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;

- Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;

- Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

5.2. Cách phân loại sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự 2023

Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, cụ thể như sau:

- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

5.3. Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự

- Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sỹ sẽ cho điểm vào cột “Điểm”;

Ở cột “Lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó; ở cột “Ký”, bác sỹ khám phải ký và ghi rõ họ tên;

- Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn);

- Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận;

- Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe được đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng;

Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe được đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe.

- Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”).

Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;

- Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn;

- Trường hợp chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám và kết luận chẩn đoán. Thời gian tối đa từ 7 - 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;

- Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.

5.4. Tiêu chuẩn sức khỏe đáp ứng yêu cầu đi nghĩa vụ quân sự 2023

Tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự 2023 như sau:

- Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

- Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

- Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

Như vậy, sức khỏe đáp ứng yêu cầu đi nghĩa vụ quân sự là sức khỏe theo tình trạng sức khỏe loại 1,2,3 tương ứng với trạng rất tốt, tốt, khá.

Đối với tình trạng sức khỏe loại 4,5,6 tướng ứng với loại sức khỏe trung bình, kém, rất kém sẽ không đủ tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự.

Nguyễn Tứ Việt – Trưởng phòng Tư pháp huyện

Nghĩa vụ quân sự hay còn gọi là quân dịch là một nghĩa vụ bắt buộc của công dân. Ở những nước có quy định việc thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc, công dân được yêu cầu phải gia nhập quân đội trong một thời gian nhất định, bất chấp việc những người này có muốn hay không. Nếu không chấp hành nghĩa vụ quân sự, công dân đó có thể chịu sự trừng phạt của pháp luật.

Bên cạnh nghĩa vụ quân sự, công dân có thực hiện những nghĩa vụ khác tương đương với nghĩa vụ quân sự. Ở một số nước, nếu công dân không thể thực hiện nghĩa vụ quân sự vì niềm tin tôn giáo hoặc sức khỏe, họ có thể được yêu cầu tham gia nghĩa vụ dân sự như làm việc tại một cơ quan thuộc chính phủ. Ở Việt Nam, bên cạnh nghĩa vụ quân sự còn có hình thức nghĩa vụ công an và dân quân tự vệ. Nghĩa vụ quân sự đã xuất hiện từ thởi cổ đại tại nhiều quốc gia khác nhau. Ngày nay, trên thế giới vẫn có nhiều nước thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc, cũng có nhiều nước trước đây thực hiện nghĩa vụ quân sự nhưng sau đó đã bãi bỏ.

Đối tượng tham gia nghĩa vụ quân sự hầu như là nam giới trong độ tuổi thanh niên, nữ giới thì được miễn. Trong những năm gần đây, cách thi hành này đã bị chỉ trích vì nó vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới. Các nhà hoạt động vì quyền nam giới chỉ trích rằng việc nhập ngũ bắt buộc với nam giới nhưng lại miễn cho phụ nữ là một dạng phân biệt giới tính chống lại nam giới. Họ lập luận rằng: nếu nam giới và nữ giới là bình đẳng, thì việc thi hành nghĩa vụ công dân cũng phải bình đẳng, tức là nữ giới cũng phải thi hành nghĩa vụ quân sự như nam giới [1][2] Để thực hiện bình đẳng giới, một số quốc gia, đặc biệt là ở châu Âu đã mở rộng nghĩa vụ quân sự đối với phụ nữ. Đến năm 2023, các nước áp dụng nghĩa vụ quân sự với cả phụ nữ bao gồm Bolivia,[3] Chad,[4] Israel,[5][6][7] Mozambique,[8] Na Uy,[9] Triều Tiên,[10] Myanmar,[11] và Thụy Điển.[12]

Có áp dụng luật nghĩa vụ quân sự, nhưng dưới 20% người dân trong độ tuổi thực hiện

Trung Quốc cổ đại là một trong những nơi có những ghi chép lịch sử sớm nhất về chế độ nghĩa vụ quân sự.

Vào thời cổ đại (nhà Thương, nhà Chu), trang bị của quân đội thường nghèo nàn (do kỹ thuật luyện kim thời đó chưa có quy mô lớn), binh sĩ thường chỉ có cung tên, khiên gỗ và giáo gỗ mũi bịt bằng đồng, áo giáp làm bằng da thuộc, chỉ huy cao cấp mới có áo giáp là các tấm lá đồng và được dùng ngựa chiến. Tuy nhiên, nhờ tuyển quân hàng loạt trong dân cư nên quy mô quân đội đã khá lớn. Theo sử sách ghi lại, trong trận Mục Dã (khoảng 1.046 trước công nguyên), Chu Vũ Vương đã huy động được 45.000 quân chính quy để đánh diệt nhà Thương. Trụ Vương của nhà Thương thì đã huy động tới 700.000 quân để chống lại (tuy nhiên phần lớn quân Thương là nô lệ, chỉ có một phần là quân chính quy).

Đến thời Xuân Thu (770-403 TCN), do chiến tranh liên miên và dân số tăng lên nên quân đội phát triển nhanh cả về quân số và trang bị. Việc mở rộng chế tác đồ sắt ở Trung Quốc thời kỳ này đã làm thay đổi chất lượng trang bị, khí giới bằng sắt bén hơn, sản xuất được nhiều hơn, mau hơn. Đến thời Chiến quốc (403-221 TCN), hầu hết các nước đã thực hiện nghĩa vụ quân sự, nam giới cả nước đều phải đăng lính, vũ khí trang bị cũng rất đa dạng. Bảy nước lớn là Tần, Sở, Triệu, Tề, Hàn, Ngụy, Yên, nước nào cũng có mấy trăm nghìn quân, quy mô quân đội còn vượt cả Đế quốc La Mã, Đế quốc Ba Tư cùng thời.

Do thực hiện nghĩa vụ quân sự toàn dân, quy mô các chiến dịch ở Trung Quốc thời đó đã rất lớn, quân số các bên huy động vượt xa bất cứ nước nào ở vùng Trung đông và châu Âu thời trung cổ. Ví dụ như trận Y Khuyết (193 TCN), 120.000 quân Tần đánh với 240.000 quân Ngụy. Trận Hoa Dương (273 TCN), liên quân Triệu-Ngụy huy động 150.000 quân đánh với trên 100.000 quân Tần. Trận Trường Bình còn lớn hơn nữa, nước Triệu huy động 450.000 quân còn nước Tần huy động khoảng mấy trăm nghìn quân. Quân Triệu đại bại, gần như toàn bộ quân số 450.000 đều bị giết, số nam giới nước Triệu sụt hẳn đi sau trận này.

Tại Nước Tần vào thế kỷ 4 TCN, tất cả đàn ông từ 15 hay 20 tuổi tới 60 tuổi đều phải nhập ngũ, như vậy là chỉ còn cụ già, đàn bà và trẻ em là không phải ra trận. Chính sách ngụ binh ư nông được phổ biến: nam giới thời bình thì ở nhà làm ruộng, tranh thủ tập võ nghệ, thời chiến thì nhập ngũ. Nước Tần đến năm 230 TCN đã có thể huy động gần 1 triệu quân để thôn tính 6 nước khác, thống nhất Trung Quốc.

Vào thời Hy Lạp cổ đại, các nam công dân trưởng thành của các thành bang có nghĩa vụ tham gia quân đội. Khi đến tuổi 18, họ sẽ phải tham gia nghĩa vụ quân sự trong 2 năm và cho đến năm 60 tuổi, họ có thể lại bị gọi đi lính nếu xảy ra chiến tranh.[13] Mỗi chiến binh Hy Lạp phải tự trang bị vũ khí và áo giáp. Ở thành bang Sparta, trẻ em trai Sparta phải rời gia đình từ năm 7 tuổi và tham gia huấn luyện quân sự tập trung.

Sau thời chiến quốc, những khi xảy ra chiến tranh lớn thì các triều đình tại Trung Quốc đều thi hành nghĩa vụ quân sự. Tại Trận Phì Thủy (năm 383), nước Tiền Tần huy động 900.000 quân đánh 8 vạn quân của nước Đông Tấn, đây có lẽ là trận chiến giữ kỷ lục về quân số huy động lớn nhất trên thế giới trong suốt hơn 1.500 năm cho đến tận khi thế chiến thứ nhất xảy ra (năm 1914).

Nhà Đường (618-907) áp dụng chế độ ngụ binh ư nông, nhờ đó làm giảm bớt gánh nặng nuôi quân cho nhà nước trong thời bình.

Các triều đại phong kiến Việt Nam áp dụng chính sách ngụ binh ư nông. Các triều đình tuyển quân dựa trên sổ hổ tịch ghi chép tình hình nhân khẩu tại các địa phương. Vào thời nhà Lý, tuổi binh dịch của nam thanh niên là 18, gọi là hoàng nam (đến khi qua 20 tuổi thì trở thành đại hoàng nam). Vào thời nhà Trần, nam giới từ 18 đến 20 tuổi là tiểu hoàng nam, trên 20 tuổi là đại hoàng nam. Chính sách ngụ binh ư nông được áp dụng giúp tuyển được một số lượng quân lớn trong thời chiến và duy trì sức sản xuất nông nghiệp trong thời bình. Chính sách này tiếp tục được áp dụng vào thời Lê Sơ.

Đến thời Tây Sơn, trong chiến dịch đánh quân Thanh năm 1789, vua Quang Trung tiến hành chế độ quân dịch, cứ 3 suất đinh lấy 1 suất lính.

Tại châu Âu thì nghĩa vụ quân sự xuất hiện khá muộn. Các nước châu Âu thời trung cổ chủ yếu giao chiến bằng tầng lớp hiệp sĩ và lính đánh thuê, dân số châu Âu thời đó cũng khá ít, nên quy mô quân đội khá nhỏ, các trận đánh lớn nhất ở châu Âu thời trung cổ cũng chỉ có mấy chục nghìn quân mỗi bên.

Từ thời Cách mạng Pháp, việc thi hành nghĩa vụ quân sự bắt buộc được chính quyền Pháp áp dụng. Năm 1793, nam giới Pháp từ 18 đến 25 tuổi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự. Từ năm 1800 đến 1813, ước tính có đến 2,6 triệu người Pháp phải đi nghĩa vụ và tham gia vào các cuộc chiến tranh của Napoléon Bonaparte trên các chiến trường châu Âu. Do đó, quân đội Pháp gia tăng nhanh chóng về số lượng và áp đảo các quân đội chuyên nghiệp của các nước châu Âu khác với quân số thường chỉ ở mức vài chục nghìn.

Năm 1808, nước Phổ bắt đầu tiến hành chế độ nghĩa vụ quân sự. Hình thức này dần trở nên phổ biến ở nhiều nước châu Âu. Đến cuối thế kỷ 19, các cường quốc lớn trên thế giới ngoại trừ Anh và Mỹ đã thực hiện việc gọi lính nghĩa vụ trong thời bình.[14] Tại Đế quốc Nga, sau khi bãi bỏ chế độ nông nô, chính quyền Nga quy định tất cả đàn ông Nga trên 20 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong 6 năm.[15]

Sau khi thiên hoàng Minh Trị lên nắm quyền, Nhật Bản đã thực hiện nhiều cải cách quân đội theo hướng phương Tây, thay thế chế độ trưng binh bằng chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc.

Trong thế kỷ 20, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự do tình hình chiến tranh, xung đột với những sự kiện tiêu biểu như chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai và chiến tranh Lạnh. Chế độ nghĩa vụ quân sự từng phổ biến tại các cường quốc như Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh, Pháp, Đức trong nhiều thập niên của thế kỷ 20. Tại Trung Quốc và Ấn Độ, số lượng người tình nguyện gia nhập quân đội lớn đã khiến các nước này không cần phải tiến hành tuyển chọn nghĩa vụ quân sự bắt buộc.

Tùy theo tình hình chính trị, quân sự của mỗi nước, chế độ nghĩa vụ quân sự có thể được bãi bỏ, mặc dù chính phủ có thể đảo ngược lại quyết định này nếu thấy cần thiết. Hiện nay, đa phần các nước châu Âu cùng với Hoa Kỳ đã không còn duy trì hình thức nghĩa vụ quân sự mà hướng tới xây dựng quân đội gồm hoàn toàn các quân nhân chuyên nghiệp, tự nguyện phục vụ trong quân đội. Ngược lại, ở một số quốc gia đã và đang phải đối mặt với những thách thức về quốc phòng, an ninh thì việc thi hành nghĩa vụ quân sự rất được chú trọng, tỷ lệ người dân đi nghĩa vụ rất cao (gần như toàn bộ nam giới ở Triều Tiên, Hàn Quốc và Singapore, hoặc hầu hết thanh niên cả nam và nữ ở Israel). Cũng có một số nước vẫn duy trì chế độ nghĩa vụ quân sự, nhưng tỷ lệ phần trăm thanh niên đi nghĩa vụ trong dân số không lớn, ví dụ như Việt Nam.

Khi nam thanh niên đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, họ sẽ được khám sức khỏe để đảm bảo có thể hoàn thành việc huấn luyện và các nhiệm vụ khi nhập ngũ. Những ai có vấn đề về sức khỏe, ví dụ như cận thị, sẽ không phải tham gia nghĩa vụ quân sự.

Thông thường, việc khám nghĩa vụ bao gồm những phần sau:

Khi khám nghĩa vụ, bác sĩ sẽ yêu cầu công dân cởi bỏ toàn bộ quần áo nhằm phục vụ việc khám ngoại và da liễu. Mục đích của việc này là để khám các bệnh ngoài da, cơ quan sinh dục (dương vật, tinh hoàn) và hậu môn.

Bản sơ lược này bao gồm 195 quốc gia.[17][18][19][20]

19 quốc gia sau được xác định là không có quân đội hoặc không có quân thường trực mà chỉ có một lực lượng quân sự rất hạn chế:

Các quốc gia này có chế độ thực hiện nghĩa vụ quân sự không bắt buộc (tuy nhiên nhiều quốc gia vẫn yêu cầu các nam công dân bắt buộc phải trải qua một khóa học quân sự ngắn, phục vụ quân sự bán thời gian hoặc các hoạt động nghĩa vụ thay thế khác, và phải cam kết phục vụ quân đội khi được lệnh nhập ngũ). Ví dụ:

Có 111 quốc gia nằm trong số này:

Có 8 quốc gia trong danh sách này:

Các quốc gia này có chế độ thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Tuy nhiên chỉ có một phần nam công dân được gọi nhập ngũ, số còn lại chỉ trải qua một khóa học quân sự ngắn. Ví dụ như các quốc gia: