VietTimes -- Chưa hoàn thiện hạ tầng, nợ 323,758 tỷ đồng tiền sử dụng đất, nhưng Công ty CP đầu tư và phát triển Lũng Lô 5 vẫn bán nhà ở thương mại tại Khu đô thị Ao Sào. Đồng thời, doanh nghiệp này lại được tham gia thực hiện dự án BT mở rộng đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển, với quỹ đất đối ứng “khủng” 156ha. Còn ở dự án Khu đô thị mới Nam đường 32 Lũng Lô 5 đã để Hải Phát là nhà phân phối độc quyền dù mới chỉ thực hiện sản phẩm nhà liền kề.

Điểm qua chặng đường hơn 10 năm của dự án lấn biển Cần Giờ

Dự án lấn biển Cần Giờ trước đây do Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ hay còn được gọi là công ty con của Saigon Tourist đứng ra làm chủ đầu tư. Tuy nhiên xuyên suốt thời gian khởi công, dự án vẫn chưa đánh dấu những bước tiến tích cực. Trước tình hình này, thành phố đã đồng ý cho Công ty cổ phần Tập đoàn VinGroup  tham gia đối tác chiến lược để thực hiện dự án.

Dưới đây là chặng đường hơn 10 năm của dự án lấn biển Cần Giờ.

+Năm 2007, dự án được khởi công lần đầu với quy mô 400 ha đất xây dựng và 200ha bãi biển nội bộ với chủ đầu tư là CTCP Đô thị Du lịch Cần Giờ (CanGio Tourist City)

+ Năm 2014, ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã nhắc nhở chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án do chậm hơn tiến độ đề ra hơn 5 năm.

+ Năm 2015, một loạt các cổ đông cũ của chủ đầu tư lần lượt rút vốn cho VinGroup

+ Qúy 4/2015, VinGroup sở hữu 34,9% vốn điều lệ

+ Năm 2016, VinGroup nâng tỷ lệ sở hữu lên tới 97,15% vốn điều lệ

+ Tháng 11/2016, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao cho Bộ Xây dựng chủ trì thẩm tra đề nghị của UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc chấp nhận chủ trương và phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 ven biển.

+ Tháng 4/2017, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng ý về nguyên tắc nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và giao UBND thành phố Hồ Chí Minh tiếp thu ý kiến của các bộ và các cơ quan liên quan.

+ Tháng 3/2019, UBND thành phố Hồ Chí Minh đưa ra văn bản 1049/UBND-DA đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng dự án này gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, thẩm định trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư.

+ Tháng 6/2020, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, điều chỉnh tên dự án từ “Hệ thống công trình lấn biển và Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ” thành “Đầu tư mở rộng Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ”.

Thông tin dự án lấn biển Cần Giờ hiện tại

+ Vị trí địa lý dự án VinGroup Cần Giờ

Từ tổng diện tích quy mô từ 600 lên 2.870ha, dự án lấn biển Cần Giờ ngụ tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí này được quy hoạch tại bãi biển Cần Giờ -đây là khu vực được đánh giá có phong thủy tốt khi sở hữu đường bờ biển dài hơn 13km, hệ sinh thái rừng ngập mặn được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, đồng thời hệ thống sông ngòi dày đặc nơi này phù hợp với việc phát triển các khu đô thị nghỉ dưỡng – địa điểm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước trong tương lai không xa.

Vị trí dự án cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50km, mất khoảng hơn 1 tiếng di chuyển.

+ Tiện ích và không gian sống của dự án VinGroup Cần Giờ

Mặc dù dự án vẫn đang trong giai đoạn thực thi, nhưng chỉ mới nghe tên chủ đầu tư là VinGroup, đa phần chúng ta đã hình dung khung cảnh thành phố hiện đại thu nhỏ với đầy đủ các tiện ích cao cấp phục vụ cho chính nhu cầu sống của khách du lịch và cư dân như giáo dục, y tế, chăm sóc sắc đẹp, mua sắm, giải trí, giao lưu... Một không gian sống kết hợp hoàn hảo giữa thiên nhiên, biển cả và đôi chút hương vị thành thị. Đây là mắt xích thông minh lưu giữ chân du khách. Đặc biệt, cuộc sống cư dân xung quanh khu vực huyện Cần Giờ dần dần hiện lên với  những khuôn màu rực rỡ của sự phồn vinh thịnh vượng.

+ Quy mô hạ tầng và tiềm năng phát triển dự án VinGroup Cần Giờ

Điểm sáng đầu tiên cần nhắc tới khi nói về vấn đề quy mô hạ tầng và tiềm năng phát triển, phương pháp thiết kế kiến trúc cho cầu Cần Giờ đã được UBND Thành phố Hồ Chí Minh chọn và công bố làm khuấy động thị trường bất động sản. Cần Giờ sẽ là cầu dây văng một trụ tháp với ý tưởng phác họa hình tượng cây đước đặc trưng của huyện mệnh danh là khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn. Cầu Cần Giờ chứa tổng diện tích khoảng 7.4km đi qua sông Soài Rạp thay thế cho phà Bình Khánh, kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành lân cận.

Điểm sáng thứ hai là thành phố đã lên kế hoạch đầu tư xây dựng tuyến đường cao kết nối từ Khu đô thị biển Cần Giờ đến cầu Cần Giờ nhằm bổ sung vào đề bài thi tuyển ý tưởng quy hoạch chung huyện Cần Giờ.

Một vài tiềm năng phát triển khác như nâng cấp và cải tạo đường Rừng Sác, phát triển hệ thống giao thông đường thủy bằng tàu cao tốc nối Cần Giờ với quận 1 Sài Gòn, Vũng Tàu, phát triển cao tốc Bến Lức- Long Thành, phát triển giao thông kết nối băng máy bay trực thăng từ sân bay Tân Sơn Nhất đi Cần Giờ kết hợp đầu tư cầu vượt biển hiện đại nối liền Cần Giờ - Vũng Tàu khoảng 17km.

Đường đi thuận tiện, cảnh quan không gian hấp dẫn, người dân xung quanh thân thiện, đồ ăn ngon mê ly...dự án VinGroup Cần Giờ hứa hẹn thu hút đông đảo khách hàng đầu tư cư trú, du lịch và kinh doanh bất động sản đến với vùng đất giáp biển Đông này.

Fanpage: https://www.facebook.com/diaocnhabe

Dự án mở rộng đường Tam Trinh lên 40 m đang được gấp rút thi công sau gần 8 năm chậm tiến độ vì vướng công tác giải phóng mặt bằng.

Đường Tam Trinh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) dài khoảng 3,5 km, giúp kết nối đường Minh Khai với đường Vành đai 3. Đây là tuyến đường có mật độ dân cư và giao thông đông đúc ở Thủ đô.

Dự án đầu tư xây dựng đường Tam Trinh được UBND Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2012 với tổng mức 2.066 tỷ đồng. Dự án được khởi công xây dựng từ năm 2016 và dự kiến hoàn thành sau 3 năm nhưng vẫn chậm tiến độ cho đến nay vì nhiều lý do, trong đó khó khăn lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng.

Đến tháng 12/2023, UBND thành phố ra Quyết định điều chỉnh dự án, nâng vốn đầu tư lên 3.354 tỷ đồng, đồng thời, điều chỉnh tiến độ hoàn thành dự án sang 2026.

Đến nay công tác thi công dự án đang được gấp rút triển khai, nhiều nhà dân trên đường Tam Trinh thuộc diện giải tỏa đã được di dời.

Khu vực chợ Mai Động trước kia nay đã được giải tỏa và trở thành nơi tập kết vật liệu, trụ sở Ban chỉ huy công trình.

Dọc đường Tam Trinh là nơi kinh doanh, buôn bán của hàng trăm hộ dân, trong đó chủ yếu là các nhà xưởng mua bán, sửa chữa ôtô, máy xúc

Tiến độ thi công bị chậm trễ nhiều năm nên người dân qua đây liên tục phải đối mặt với ùn tắc, cảnh đông đúc dù không phải giờ cao điểm.

Giao thông tại đây phức tạp cũng khiến việc thi công gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, một số khu vực đã thi công xong phần nền đường. Dự án sẽ mở rộng đường Tam Trinh lên 40 m với 6 làn xe.

Đơn vị thi công thực hiện công tác lắp đặt hệ thống cống ngầm, hệ thống thoát và thu gom nước.

Các nhà thầu tập trung thi công trên 4 đoạn tuyến đã được giải phóng mặt bằng trên địa bàn 3 phường Mai Động, Yên Sở, Hoàng Văn Thụ. Bốn đoạn tuyến này dự kiến đến 31/12 thi công xong.

Dự án cũng thực hiện cải tạo một số điểm bờ kè sông sông Kim Ngưu phía đường Tam Trinh.

Đường Tam Trinh có chiều dài 3,5 km giúp kết nối đường Minh Khai và Vành đai 3. Ảnh: Google Maps.

Mở rộng đường Tam Trinh Hà Nội Việt Linh Đường Tam Trinh giải phóng mặt bằng