20 thg 4, 2021 ... Người thực hiện công bố thông tin: Ông Nguyễn Việt Quang. Chức vụ ... NGUYỄN VIỆT QUANG. Tập đoàn Vingroup. Số 7 Đường Bằng Lăng 1,. Khu đô ...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật 23 cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc

Trước đó, tại Kỳ họp thứ 40, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; vi phạm nguyên tắc tự phê bình, phê bình, đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong công tác cán bộ.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Đảng đoàn Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện một số dự án đầu tư, trong đó có các dự án do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã để một số cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực, nhận hối lộ, kê khai tài sản cá nhân không trung thực, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại và nguy cơ thiệt hại, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước; gây dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ rõ trách nhiệm đối với những vi phạm nêu trên thuộc về Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025; Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Vĩnh Phúc các nhiệm kỳ 2016 - 2021, 2021 - 2026 và các đồng chí:

- Hoàng Thị Thúy Lan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;

- Lê Duy Thành, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh;

- Phạm Hoàng Anh, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy (đã bị Khai trừ ra khỏi Đảng và xử lý hình sự);

- Trần Văn Vinh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh;

- Nguyễn Văn Trì, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh;

- Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh;

- Nguyễn Bá Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy;

- Đinh Ngọc Khoa, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật-Hậu cần Công an nhân dân, Bộ Công an, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh;

- Vũ Chí Giang, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;

- Nguyễn Kim Khải, nguyên Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh;

- Phan Thế Huy, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng UBND tỉnh;

- Lê Văn Kiên, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giao thông vận tải;

- Khổng Sơn Trường, nguyên Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;

- Nguyễn Kim Tuấn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Nguyễn Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài chính;

- Nguyễn Đức Tài, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Xây dựng;

- Đỗ Hữu Vinh, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông;

- Các đồng chí nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Trần Gia Long, Nguyễn Bá Hiến.

- Đồng chí Nguyễn Văn Độ, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Đỗ Đình Việt, nguyên Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Các đồng chí nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh: Bùi Minh Hồng, Nguyễn Công Lộc, Nguyễn Xuân Phương;

- Đồng chí Nguyễn Văn Bắc, nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp; Lê Văn Phúc, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, liên quan đến những vi phạm nêu trên còn có trách nhiệm của một số tổ chức đảng, đảng viên khác.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng,

Truy tố 17 bị can khai thác quặng Apatit trái phép

Trước đó, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai đã ra cáo trạng truy tố 17 bị can trong vụ án khai thác quặng Apatit trái phép về các tội “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Trong số này có 9 bị can là cựu lãnh đạo tỉnh Lào Cai bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Trong đó, ông Nguyễn Văn Vịnh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai; Doãn Văn Hưởng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai;....

7 bị can bị đề nghị truy tố tội Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên là các bị can ở Công ty Apatit trong đó có Nguyễn Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty.

Riêng bị can Nguyễn Mạnh Thừa, Giám đốc Công ty Lilama, bị truy tố 2 tội “Rửa tiền” và “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên".

Lực lượng chức năng khám xét trụ sở làm việc của các bị can.

Biết doanh nghiệp sai phạm nhưng lãnh đạo tỉnh và các sở ngành vẫn tạo điều kiện

Điều đáng nói là, mặc dù biết sai phạm của doanh nghiệp nhưng lãnh đạo các Sở, Ban ngành và lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai vẫn tạo điều kiện, ủng hộ?

Cụ thể, khi Công ty Apatit có văn bản xin khai thác tận thu quặng apatit tại diện tích 3,77ha nhận bàn giao từ Công ty Lilama, ông Doãn Văn Hưởng, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ký văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường và Công ty Apatit, trong đó có nội dung, ủng hộ Công ty Apatit thực hiện khai thác tận thu quặng apatit tại khu vực 3,77ha.

Khi Công ty Lilama tiếp tục có văn bản gửi UBND tỉnh Lào Cai xin giao lại diện tích đất 3,77ha và xin cấp lại giấy chứng nhận đầu tư dự án nhà hàng, khách sạn, ông Hưởng đã thống nhất đồng ý chủ trương, sau đó ký các Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất 3,77ha để thực hiện dự án, phê duyệt cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, kèm theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bản thân ông Hưởng biết việc cho phép Công ty Lilama thu gom quặng apatit trong quá trình thực hiện dự án khách sạn, nhà hàng là sai nhưng vẫn ký văn bản để cho doanh nghiệp này khai thác.

Đặc biệt, khi các Sở, Ngành tham mưu, soạn thảo, trình các văn bản không đúng quy định pháp luật, bị can Hưởng đã không ngăn chặn, không chỉ đạo các Sở, Ngành có biện pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

Nguyễn Quang Huy là Tổng giám đốc Công ty Apatit biết rõ Công ty Lilama không có giấy phép khai thác quặng nhưng vẫn tổ chức tiêu thụ hơn 1,23 triệu tấn quặng apatit.

Hiện Công ty Apatit đã nộp lại số tiền thu lợi bất chính hơn 184 tỷ đồng.

Tại thời điểm xảy ra vụ án, Công ty TNHH Phốt pho Vàng Việt Nam và Công ty CP Hóa chất Đức Giang Lào Cai không biết việc bị can Nguyễn Mạnh Thừa khai thác quặng trái phép, không biết nguồn gốc quặng apatit là do phạm tội mà có nên không đề cập xử lý.

Thậm chí, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường còn ký văn bản tham mưu để ông Hưởng ký Văn bản số 1717 về việc thực hiện các biện pháp quản lý khoáng sản trong khu vực thi công dự án nhà hàng, khách sạn.