Nhiều bài hát trong các phim anime nổi tiếng như "Naruto", "Thủy thủ mặt trăng" sẽ được trình diễn trong hòa nhạc ở Hà Nội và TP HCM.

Dinh Dưỡng Trong Tôm Sú Thì Vô Cùng Phong Phú Và Đa Dạng Như:

Tôm sú có lớp vỏ ngoài dày và cứng nhưng thịt tôm sú lại rất ngọt và dai, là nguyên liệu chế biến được nhiều món ăn ngon như nướng bơ tỏi, tôm hấp muối, tôm sú xào rau củ,…

Tôm tích hay còn được gọi là tôm tít, bề bề hay tôm thuyền. Tôm tích là một loại tôm biển, thường sống ở vùng biển ấm như Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, tôm tích thường xuất hiện ở vùng duyên hải miền Trung.

Tôm tích có hình dáng khác với những loại tôm khác, phần bụng giống tôm nhưng lại có càng giống bọ ngựa.

Tôm tích có thể thay đổi màu của bản thân từ màu nâu sang màu xanh lục, hồng nhạt, đen và một số con còn có thể phát quang.

Tôm tích có hình dáng đặc biệt khác với những loài tôm khác. Tôm tích có đầu nhỏ và nhiều chân. Ngoài ra, tôm tích cũng rất đa dạng về màu sắc: nâu, xanh, hồng..

Tôm tích có nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời như: Hạn chế suy nhược cơ thể, tăng cường thị giác, hỗ trợ tim mạch, giúp phục hồi nhanh chóng sau sinh nở. Ngoài ra, tôm tích còn giúp cho xương chắc khỏe

Tôm tích có lớp vỏ ngoài rong suốt, thịt khá nhiều, dai, vị ngọt thơm. Và tôm tích được chế biến thành rất nhiều món ngon như tôm tích cháy tỏi, bánh canh tôm tích, miến xào tôm tích,…

Tôm đất hay còn gọi là tôm chỉ. Tôm đất có 2 loại là tôm đất nước mặn và tôm đất nước ngọt. Tôm đất nước ngọt sống tự nhiên ở sông, ao, hồ

Tôm đất có hình dáng thon dài và nhỏ, tôm đất có vỏ mỏng, màu hồng nhạt.

Tôm đất có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, đặt biệt là canxi. Tôm đất trong môi trường nước ngọt nên sẽ rất ngon và ngọt, đậm vị. Tôm đất là nguyên liệu chính để chế biến các món tôm rang, chả ram, gỏi tôm, tôm chua,…

Tôm càng xanh hay còn được gọi là tôm sông khổng lồ hoặc là tôm nước ngọt khổng lồ chủ yếu phân bố ở các vùng nước ngọt và nước lợ.

Tôm càng xanh có chiều dài hơn 30cm, chủ yếu có màu nâu hoặc xanh lục, trên lưng có thêm các sọc ánh vàng. Tôm càng xanh đực có kích thước nổi trội hơn tôm càng xanh cái.

Tôm Thẻ Cũng Chứa Nhiều Vitamin Và Khoáng Chất Hỗ Trợ Cho Sự Phát Triển Của Cơ Thể Con Người Như:

Tôm thẻ là loại tôm đặc trưng ở vị ngọt, thịt tương đối mềm nên được khá nhiều người lựa chọn chế biến những món ăn thường ngày như tôm thẻ hấp, chiên bột, rim mắm, làm gỏi, nấu canh, nấu soup,…

Tôm sú là một loại tôm biển phân bố dọc các bờ biển nước ta từ Miền Bắc tới miền Nam và đặc biệt là ở các tỉnh miền trung như: Đà Nẵng, Nha Trang,…

Tôm sú có kích thước tương đối lớn so với tôm thẻ, chúng có thể dài tới 36cm và nặng đến 650 grams. Tùy thuộc vào mực nước, loại thức ăn, độ đục mà màu sắc của vỏ tôm này thay đổi khác nhau. Vỏ tôm sú có màu xanh lá cây, màu nâu, đỏ cho đến màu xám. Thông thường trên lưng tôm sẽ xen kẽ các đường xanh, đen hoặc màu vàng.

Tôm Càng Xanh Khá Phổ Biến Ở Việt Nam Cung Cấp Nhiều Chất Dinh Dưỡng Và Ngăn Ngừa Nhiều Bệnh Tật Cho Cơ Thể, Lợi Ích Tôm Càng Xanh Được Thể Hiện Như Sau:

Tôm càng xanh được rất nhiều người ưu chuộm bởi đặt tính thịt chắc, ngọt, dai và thịt nhiều. Nên rất thích hợp để chế biến các món sau: tôm càng xanh sốt bơ tỏi, tôm càng xanh nướng phô mai, lẩu tôm càng xanh,…

Trên đây là những giới thiệu về các loại tôm phổ biến ở Việt Nam. Thông qua những phân tích về hình dáng, đặc điểm và lợi ích trên, chúng tôi rất mong những kiến thức bổ ý này sẽ giúp đỡ anh chị trong việc chọn lựa và phân biệt các loại tôm.

Chiều 5/12, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phóng viên đề nghị Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết quan điểm của Việt Nam về các diễn biến chính trị gần đây tại Hàn Quốc cũng như phương án bảo hộ công dân nếu tình hình trở nên căng thẳng hơn và khuyến cáo của Bộ Ngoại giao với công dân.

Trả lời câu hỏi này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: "Là quốc gia có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hàn Quốc, Việt Nam quan tâm theo dõi những diễn biến tình hình hiện nay tại Hàn Quốc. Chúng tôi tin tưởng rằng, Hàn Quốc sẽ sớm ổn định tình hình và tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Về cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc nêu rõ: "Những diễn biến vừa qua tại Hàn Quốc chưa có tác động tới sinh hoạt của cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc. Sau khi nhận được những thông tin liên quan đến tình hình hiện nay tại Hàn Quốc, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc khẩn trương theo dõi các diễn biến liên quan và liên hệ ngay với các cơ quan chức năng sở tại, các hội đoàn người Việt Nam tại Hàn Quốc để nắm bắt tình hình công dân đang sinh sống, làm việc và học tập tại Hàn Quốc".

Đồng thời, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cũng ngay lập tức phối hợp rất chặt chẽ với các đầu mối trong cộng đồng người Việt Nam và khuyến cáo công dân tuân thủ các quy định và hướng dẫn của nước sở tại, tránh tụ tập đông người và giữ liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc.

"Cho đến nay, cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc vẫn đang sinh sống, làm việc và học tập bình thường. Trên tinh thần phục vụ nhân dân và coi công tác bảo hộ công dân là một trong những ưu tiên hàng đầu của Bộ Ngoại giao, chúng tôi tiếp tục cùng với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc theo dõi sát tình hình và sẵn sàng có các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết" – bà Phạm Thu Hằng khẳng định.

Trước đó, vào khoảng 22h30 đêm 3/12 (theo giờ địa phương), Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã ban bố lệnh thiết quân luật trong bài phát biểu không báo trước được phát trực tiếp trên truyền hình.

Tại phiên họp vào rạng sáng 4/12, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua nghị quyết yêu cầu dỡ bỏ lệnh thiết quân luật. Sau đó, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã tuyên bố dỡ bỏ thiết quân luật theo nghị quyết của Quốc hội.

Sau sự việc này, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong Hyun, Chánh Văn phòng Tổng thống Jeong Jin Seok và các cố vấn cấp cao của Tổng thống đã đồng loạt xin từ chức.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Trước đó, giá cà phê Robusta thường xuyên chỉ bằng 1/3 đến 1/2 cà phê Arabica. Lý giải về hiện tượng này, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung của cà phê Robusta bị giảm mạnh trước tác động của biến đổi khí hậu.

“Giá cà phê Robusta tăng mạnh như thế chủ yếu là do biến động theo cung cầu. Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng tới tất cả các loại cà phê nhưng nhiều nhất là tới cà phê nhân Robusta có sản lượng lớn tại các nước châu Á như Việt Nam, Malaysia, Indonesia…Sản lượng của loại cà phê này giảm mạnh đã khiến giá nhanh chóng tăng lên”, ông Hải phân tích.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu lần đầu vượt xa giá cà phê Abarica. (Ảnh minh họa: Báo Dân tộc và Phát triển)

Cũng theo ông Hải, ngoài việc sản lượng giảm mạnh thì nhu cầu sử dụng hạt cà phê Robusta trên thế giới cũng tăng lên, khiến trên thị trường cà phê Việt Nam xảy ra hiện tượng giá Robusta tăng cao hơn Abarica - điều chưa từng xảy ra trước đây.

“Nhu cầu sử dụng cà phê Robusta của thế giới ngày càng tăng cao, điều này là do nhu cầu sử dụng cà phê hòa tan tăng. Các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản…những năm gần đây tiêu thụ cà phê hòa tan rất nhiều. Trong khi đó, cà phê hòa tan lại chủ yếu sử dụng nguyên liệu là hạt Robusta vì đặc điểm đậm đà hơn” , ông Hải nói.

Chủ tịch VICOFA cũng nhận định, giá cà phê Robusta tăng cao mang lại lợi ích rất lớn cho việc tiêu thụ cà phê của Việt Nam. Bởi có tới 94% diện tích trồng cà phê của Việt Nam trồng giống này. Thực tế có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm dù giảm về số lượng nhưng lại tăng về giá trị rất lớn so với cùng kỳ các năm trước. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sau 8 tháng đạt 1,052 triệu tấn, kim ngạch đạt 3,99 tỷ USD, giảm 12,5% về lượng nhưng tăng tới 34,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Còn trong nửa đầu tháng 9, chủ lực xuất khẩu của Việt Nam vẫn là cà phê Robusta với 15.155 tấn, đơn giá bình quân 5.053 USD/tấn, mang về 76,583 triệu USD. Cà phê Arabica xuất khẩu được 1.129 tấn, giá bình quân 4.166 USD/tấn, mang về 4,705 triệu USD. Như vậy, giá cà phê Robusta Việt Nam xuất khẩu đã vượt giá cà phê Arabica 887 USD/tấn.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu lần đầu được ghi nhận cao hơn giá cà phê Arabica vào tháng 5 với khoảng cách 32 USD/tấn (cà phê nhân Robusta 3.920 USD/tấn và cà phê Arabica 3.888 USD/tấn). Sau đó khoảng cách càng kéo giãn khi tốc độ tăng giá của cà phê Robusta mạnh hơn.

Các chuyên gia kinh tế lý giải, trước đây, giá cà phê Robusta chỉ duy trì trong khoảng bằng 1/3 giá cà phê Arabica. Do giá cà phê Robusta rẻ và chất lượng ngày càng cải thiện nên các nhà rang xay trên thế giới đã tăng tỷ lệ sử dụng khiến nhu cầu tăng cao. Trong khi đó, sản lượng cà phê Robusta lại giảm do ảnh hưởng thời tiết và nông dân chuyển đổi cây trồng sau một thời gian dài giá cà phê ở mức thấp. khiến diện tích trồng cà phê bị thu hẹp.

Thời điểm hiện nay tại Việt Nam, cà phê đang chuẩn bị bước vào niên vụ thu hoạch mới. Ông Nguyễn Nam Hải khuyến cáo người dân nên chuẩn bị thật tốt các cơ sở chế biến, phơi, sấy để đảm bảo hạt cà phê được bảo quản một cách tốt nhất nếu gặp thời tiết bất lợi. “Thông thường Việt Nam sẽ thu hoạch cà phê trong khoảng thời gian tháng 11 và 12. Nếu thời điểm này có nắng thì việc thu hoạch của bà con sẽ rất thuận lợi. Tuy nhiên, nếu gặp thời tiết mưa, với sản lượng thu hoạch lớn như thế, điều kiện các cơ sở phơi, sấy của chúng ta chưa đủ để đáp ứng sẽ rất nguy hiểm. Chất lượng hạt cà phê đi xuống, sản lượng xuất khẩu có thể vì thế mà giảm mạnh” , ông Hải nhấn mạnh.

Trên thị trường thế giới, trong phiên giao dịch tuần qua, giá cà phê Robusta trên sàn London giao tháng 11 về mức 5.059 USD/tấn, giảm 427 USD/tấn so với mức đỉnh thiết lập tại phiên giao dịch ngày 16/9 (5.486 USD/tấn). Nguyên nhân chủ yếu do các nhà đầu tư chốt lời sau khi giá nông sản này tăng quá nhanh trong thời gian ngắn.