Chế biến Tôm đông lạnh xuất khâủ và Nuôi trồng thủy sản
Thủy sản và hải sản khác nhau như thế nào?
Thường có rất ít người có thể phân biệt rõ giữa thủy sản và hải sản như thế nào cho đúng, vì vậy đa phần mọi người đều gọi chung với cái tên là thủy hải sản cho nhanh, khiến cái tên trở nên quen thuộc và dễ lầm tưởng là chúng giống nhau.
Đa phần mọi người sẽ thường gọi chung cả 2 thuật ngữ trên dưới cái tên là Thủy-hải sản
Thế nhưng, nếu xét theo phiên âm Hán Việt “thủy sản” tức là những loài được nuôi trồng trong nước, còn “hải sản” dùng chỉ những loài được nuôi ở ngoài biển. Nhưng mà, biển thì cũng là nước mà? Vậy thì chúng khác nhau như thế nào và làm sao để phân biệt được rõ hơn?
Vậy thì chúng ta sẽ tiếp tục xét theo như phiên dịch từ Anh ngữ, thủy sản sẽ thường được gọi là “Aquatic products” còn hải sản sẽ là “Seafood”. Đó đó, các bạn đã nhận ra sự khác biệt chưa nào? Một tên sẽ có hậu tố là “Product” và tên còn lại sẽ có hậu tố là “Food”.
Như vậy, chúng ta có thể ngầm hiểu rằng thủy sản chính là cách gọi tên chung để chỉ những sản vật, những nguồn lợi cung cấp cho con người từ môi trường nước đến từ việc nuôi trồng và khai thác, và những loài thủy sản này có thể sẽ được đem bán vì mục đích thương mại, thực phẩm, nguyên liệu hoặc dùng cho mục đích trang trí.
Có thể phân biệt một phần định nghĩa của 2 cụm từ “Thủy sản” và “Hải sản” dựa theo từng phiên âm. Ảnh: Tép Bạc
Thủy sản bao gồm các loại động vật, thực vật dưới nước. Có thể liệt kê và phân loại các loài thủy sản phổ biến dựa trên từng đặc điểm, cấu tạo, môi trường sống và khí hậu được phân chia thành những nhóm riêng biệt như sau:
Là những động vật nuôi có đặc điểm cá rõ rệt, chúng có thể là cá nước mặn, ngọt hoặc cá nước lợ.
Ví dụ: cá tra, cá bống tượng, cá chình,…
Phổ biến nhất là nhóm giáp xác mười chân, trong đó tôm và cua là các đối tượng nuôi quan trọng đặc biệt là đối với nền kinh tế thủy sản Việt Nam.
Ví dụ: Tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất, cua biển…
Nhóm giáp xác có đa dạng loài, nhưng hầu hết đều quen thuộc với người dân Việt Nam
Gồm các loài có vỏ vôi, nhiều nhất là nhóm hai mảnh vỏ và đa số sống ở biển như nghêu, sò huyết, hàu,... và một số ít sống ở nước ngọt như trai ngọc, trai...
Là các loài thực vật bậc thấp, đơn bào, đa bào, có loài kích thước nhỏ, nhưng cũng có loài có kích thước lớn như Chlorella, Spirulina, Chaetoceros, Sargassum (Alginate), Gracilaria…
Bò sát là các động vật bốn chân có màng ối ví dụ như cá sấu. Lưỡng cư là những loài có thể sống cả trên cạn lẫn dưới nước chẳng hạn như ếch sẽ được nuôi để lấy thịt, lấy da dùng làm thực phẩm hoặc dùng trong lĩnh vực trang trí, thời trang.
Thế còn hải sản thì sao? Hải sản cũng gần giống như là thủy sản, nói một cách dễ hiểu hơn thì đây là cách gọi để chỉ những sinh vật biển, tức là sống, được nuôi trồng và được đánh bắt ở biển. Chúng có thể được bán với mục đích thương mại hoặc dùng để ăn.
Và hải sản bao gồm những loài có khả năng được chế biến thành các món có thể ăn được, cung cấp chất dinh dưỡng và đem lại rất nhiều lợi ích lớn cho cơ thể con người như các loại cá biển (cá bớp, cá ngừ…), động vật giáp xác (cua và tôm), động vật thân mềm (mực, sò, hàu,…) và động vật da gai (nhím biển), động vật thủy sinh khác như sứa, thậm chí gồm cả rong biển và vi tảo.
Hải sản có thể chế biến thành những món ăn bổ dưỡng cho con người
Có thêm một câu hỏi được đặt ra… cũng có nhiều người hỏi rằng thủy sản cũng có nhiều loài ăn được sao không gọi là hải sản?
Thật chất, thủy sản là tên gọi chung của các loài sinh sống dưới nước và được đánh bắt trong môi trường nước, nhưng thủy sản có thể là những loài dùng để làm thức ăn hoặc có thể dùng để làm những vật dụng trang trí hay thời trang như da cá sấu. Và chắc chắn những loài thủy sản có thể ăn được cũng có thể gọi là hải sản như tôm, cá, cua,… nhưng trừ khi chúng được nuôi trong môi trường nước biển thì khi đó mới có thể chính xác gọi chúng vừa là thủy sản và vừa là hải sản.
Chỉ có những loài vừa sống dưới biển vừa có thể nấu thành món ăn mới có thể gọi là thủy sản và vừa gọi là hải sản
Cũng thật dễ hiểu đúng không nào? Và hi vọng qua nội dung bài viết của ngày hôm nay, Tép Bạc đã mang đến cho mọi người một cái nhìn rõ nét nhất về định nghĩa của 2 cụm từ “Thủy sản” và “Hải sản” để mọi người có thể dùng chúng một cách chính xác hơn trong lời văn hoặc câu nói của mình!
Xem thêm video về “Thuỷ sản hay Hải sản giống nhau hay khác nhau?”
👉𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐓𝐚̂𝐦 𝐑𝐄𝐀𝐂𝐇 𝐇𝐮𝐞̂́ - 𝐓𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐛𝐚́𝐨 𝐭𝐮𝐲𝐞̂̉𝐧 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐤𝐡𝐨́𝐚 𝐡𝐨̣𝐜 𝐦𝐨̛́𝐢 𝐊𝟓𝟒
REACH là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực đào tạo và hỗ trợ việc làm cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam.
Những Đoàn viên, thanh niên nào có nhu cầu hãy liên hệ với
để được tư vấn chi tiết hơn nhé
𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐓𝐚̂𝐦 𝐑𝐄𝐀𝐂𝐇 𝐇𝐮𝐞̂́ - 𝐓𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐛𝐚́𝐨 𝐭𝐮𝐲𝐞̂̉𝐧 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐤𝐡𝐨́𝐚 𝐡𝐨̣𝐜 𝐦𝐨̛́𝐢 𝐊𝟓𝟒
Vui học trong môi trường đào tạo thực hành chuyên nghiệp với các ngành nghề:
Lớp Spa - Nail - Gội đầu dưỡng sinh.
Thời gian đăng ký khóa học từ ngày : 𝟏𝟎/𝟎𝟐/𝟐𝟎𝟐𝟑- 𝟑𝟎/𝟎𝟑/𝟐𝟎𝟐𝟑
Dự kiến khai giảng : 𝟑𝟏/𝟎𝟑/𝟐𝟎𝟐𝟑
Hãy đăng ký ngay hôm nay để được tư vấn:
Cách 1: Đến đăng ký trực tiếp tại văn phòng REACH Huế
Ngay khi nhận được thông tin đăng ký online của các bạn, trung tâm sẽ gọi điện tư vấn định hướng nghề nghiệp.
Cách 3: Đăng ký trực tiếp tại Fanpage Trung tâm REACH HUẾ
Hãy chia sẻ cơ hội này đến mọi người, vì một tương lai tươi sáng!
Trở thành học viên Trung tâm REACH HUẾ- Chọn đúng nghề -Sống đúng đam mê với lựa chọn của mình.
CHI TIẾT HỌC BỔNG - QUYỀN LỢI CỦA HỌC VIÊN
HỖ TRỢ HỌC PHÍ TỐI ĐA LÊN TỚI 𝟖𝟎% - 𝟭𝟬𝟬% cho các bạn học viên.
HỖ TRỢ: Tiền trọ và cơm trưa cho học viên.
CAM KẾT ĐẦU RA: được cấp chứng chỉ có giá trị toàn quốc và HỖ TRỢ VIỆC LÀM NGAY KHI TỐT NGHIỆP.
ĐỘI NGŨ GIẢNG DẠY - CÓ NHIỀU NĂM KINH NGHIỆM.
TRANG THIẾT BỊ, CƠ SỞ VẬT CHẤT: Đầy đủ và hiện đại phục vụ như cầu giảng dạy.
------------------------------------------------------
Đường Đoàn Nguyễn Tuấn - KĐC Bãi Dâu - Tp Huế