17. Thương mại – Xuất nhập khẩu
Hoạt động nghiên cứu của sinh viên
Dưới đây là danh sách giải thưởng của sinh viên Đại học Duy Tân trong hoạt động nghiên cứu:
Hiện tại Đại học Duy Tân có các cơ sở sau:
Đại học Duy tân gồm 200 phòng học, giảng đường, phòng thực hành, phòng thí nghiệm,[78] 3 thư viện với diện tích hơn 1.820 m2 [79], lưu trữ khoảng 58.000 bản sách in. Trường có 2 sân bóng đá, 4 sân cầu lông, 1 sân bóng rổ, và 1 sân tennis.[37]
Trường có thư viện Điện tử (gồm cả VISTA, Springer,…) [37], 1 Xưởng phim Én bạc (Silver Swallows Studio - SSS) [80][81], Trung tâm Mô phỏng Y khoa (MedSIM),[82] 2 phòng thu âm, ghi hình, hệ thống Data Center và hệ thống phần mềm phục vụ quản lí nhân sự, đào tạo tín chỉ,…[37]
Trường đã tuyển sinh được 108.888 nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên, trong đó có: 7 khoá Tiến sĩ với 51 nghiên cứu sinh; 22 khóa Thạc sĩ với 2.569 học viên cao học; 26 khóa đại học, cao đẳng với 106.268 sinh viên; và 12 khóa Trung cấp Chuyên nghiệp với 12.400 học sinh.[15]
Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên gồm 1.238 người, trong đó có 843 giảng viên (có 234 giảng viên có trình độ là TS, PGS, GS).[92][93]
Năm học 2019-2020, Đại học Duy Tân công bố 2.562 bài báo ISI, 115 bài báo trên tạp chí Scopus, 52 bài báo trên tạp chí Non - ISI, 46 bài báo tại Hội nghị quốc tế,...[93] Trường có mặt trong một số bảng xếp hạng đại học như: QS Rankings, CWUR, URAP, Nature Index, THE, SCImago, Webometrics, UNWTO TedQual.[94]
Trường được trao nhiều danh hiệu,[95][96][97] trong số đó có Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2019).[5]
Cty TNHH Du lịch Tân Phương Đông
Số 1, dãy E 2 B TT Thành Công, p. Thành Công, Q. Ba Đình, Tp. Hà Nội
254 Nguyễn Văn Linh, Quận Thanh Khê
Đại học Duy Tân (tiếng Anh: Duy Tan University) tiền thân là Trường Đại học Duy Tân, thành lập năm 1994. Đây là trường tư thục đầu tiên tại miền Trung Việt Nam.[4] Năm 2019, trường được trao Huân chương Lao động hạng Nhất.[5]
Ngày 07/10/2024 Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 1115/QĐ-TTg chuyển Trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân. Đại học Duy Tân chính thức trở thành ĐẠI HỌC thứ 8 tại Việt Nam sau Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Kinh tế TP HCM. Đại học Duy Tân cũng là Đại học tư thục đầu tiên được chuyển đổi từ “Trường Đại học” lên thành “Đại học”.
Trường hợp tác với nhiều Đại học quốc tế, có mặt trong các bảng xếp hạng đại học. Tuy nhiên, trường có nhiều bê bối như thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học, gian lận tác giả, giảng viên lan truyền thông tin sai lệch về đại dịch COVID-19, tuyển sinh, sử dụng người lao động và tài chính.
Trường Đại học Duy Tân được thành lập vào ngày 11/11/1994 theo Quyết định Số 666/TTg của Thủ tướng Chính phủ.[6][7] Nhà giáo Ưu tú Lê Công Cơ là Hiệu trưởng đầu tiên.[8]
Năm 2002, Cơ sở 254 Nguyễn Văn Linh được đưa vào vận hành. Năm 2018, Tiến sĩ Lê Nguyên Bảo tiếp nhận và trở thành Hiệu trưởng tiếp theo của Trường Đại học Duy Tân.[9]
Ngày 07/10/2024 Trường Đại học Duy Tân được chuyển thành Đại học Duy Tân và là Đại học thứ 8 tại Việt Nam.
Khối nghiên cứu - ứng dụng (05)
Trường hợp tác, chuyển giao chương trình đào tạo với:[10]
Trường triển khai đào tạo Du học Tại chỗ và Du học Nước ngoài qua các hợp tác với:
Dưới đây là các khối ngành của trường:[15]
Cty TNHH Dịch vụ Du lịch Tân Á Mỹ
5ED Trần Nhật Duật, phường Tân Định, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Sản xuất kinh doanh các sản phẩm sợi, vải các loại, hàng may mặc. Mua bán bông xơ, thiết bị, phụ tùng, hóa chất, nguyên phụ liệu ngành công nghiệp dệt.
Sai phạm trong sử dụng người lao động, giảng viên
Đại học Duy Tân xây dựng hệ thống các viện, trung tâm để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Trong đó có Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao (Đà Nẵng), Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng tại Tp. Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu & Đào tạo Y-Sinh-Dược; Viện Sáng kiến Sức khỏe Toàn cầu; Trung tâm Công nghệ Phần mềm (CSE); Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CIT); Trung tâm Điện-Điện tử (CEE),…[37]
Sa thải giảng viên vì phát ngôn về dịch COVID-19
Chiều ngày 9 tháng 8 năm 2021, ông Nguyễn Thành Dương, Chánh văn phòng Đại học Duy Tân cho biết, đơn vị vừa có quyết định sa thải đối với nữ giảng viên Trần Thị Thơ, khoa Ngoại ngữ, vì có phát ngôn sai về dịch COVID-19.[21][22]. Trước đó, ngày 7 tháng 8, đại diện Phòng An ninh Chính trị nội bộ Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, lực lượng nghiệp vụ đang vào cuộc xác minh, làm rõ các nội dung liên quan đến một video clip tranh luận giữa sinh viên và giảng viên Đại học Duy Tân Đà Nẵng về cuộc chiến chống dịch COVID-19 của Việt Nam.[22]
Clip về đoạn hội thoại này dài gần 4 phút ghi lại cảnh buổi học qua ứng dụng Zoom giữa giảng viên Đại học Duy Tân và sinh viên vào ngày 5/8/2021. Trong phần tranh luận về vấn đề phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam, nữ giảng viên không đồng tình với cách chống dịch của chính quyền:
"Cô cảm thấy nhục nhã khi thấy đồng bào của cô chạy xe máy một ngàn rưỡi cây số về quê. Cô cảm thấy rất nhục nhã về điều đó. Tại sao cũng là người mà khi mà dịch đến những quốc gia khác trên thế giới người ta được hỗ trợ rất nhiều kể cả cái việc tiếp cận vaccine. Còn chúng ta thì như thế nào. Đồng bào của chúng ta... Em lên chỗ đèo Hải Vân coi kìa, đó là một sự nhục nhã. Đó mới thật sự là nhục nhã. Khi em lên đèo Hải Vân em thấy những người chạy xe máy tả tơi mà họ phải đi về. Tại sao họ phải chịu cảnh đó, cô thấy điều đó là cực kì nhục nhã đối với chúng ta. Chúng ta [nên] cảm thấy cực kì nhục nhã với điều đó. Tại sao đến bây giờ mà người dân thành phố Hồ Chí Minh bị ép phải tiêm sinopharm, em có cảm thấy nhục nhã về điều đó không?"[23]
Sau khi được sinh viên này phát tán, lan truyền trên mạng xã hội, clip này đã tạo ra nhiều luồng dư luận[22][24]. Ngày 17 tháng 8 năm 2021, bộ Giáo dục và Đạo tạo ra văn bản đề nghị Trường ĐH Duy Tân có văn bản báo cáo đầy đủ, chi tiết về sự việc trước ngày 23 tháng 8 năm 2021.[25]
Thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học, gian lận tác giả
Năm 2021, trong vòng vài tháng, Đại học Duy Tân xuất hiện 7 lần trong loạt bài báo bị nhiều tạp chí gỡ bỏ vì gian lận tác giả. Kết quả phân tích danh sách đồng tác giả bằng phần mềm VOSviewer cho thấy Narjes Nabipour của ĐH Duy Tân, một tác giả không thể xác định danh tính.[16]
Iskander Tlili, là người đang làm việc tại khoa Kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering), Đại học Majmaah ở Ả Rập Xê-út. Từ 2018 đến 2021, Iskander Tlili đã đăng 171 bài báo ghi địa chỉ liên hệ là Đại học Tôn Đức Thắng, 49 bài khác lấy địa chỉ là Đại học Duy Tân. Chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2021, người này đã đăng 111 bài với địa chỉ liên hệ là Tôn Đức Thắng và 48 bài với Duy Tân. Iskander Tlili không có tên trong danh sách nhân sự của cả Đại học Tôn Đức Thắng lẫn Đại học Duy Tân.[17]
Theo thông báo từ tạp chí Chemical Engineering and Processing: Process Intensification, bài báo của một tác giả tên Narjes Nabipour bị gỡ bỏ bởi ba lý do: quan ngại về danh tính tác giả “David Ross” (là tên một đồng tác giả trong bài mà Narjes Nabipour của Trường ĐH Duy Tân làm tác giả liên hệ) khi Đại học Texas tại Austin phủ nhận người này làm việc tại trường; tên của các đồng tác giả đã được thêm vào bản thảo chỉnh sửa mà không thông báo cho biên tập viên - một việc làm trái với chính sách của tạp chí về thay đổi tác giả; các tác giả không thể giải trình hợp lý đóng góp của họ trong bài báo. Theo thống kê của Retraction Watch, David Ross còn 3 bài báo nữa cũng đã bị các tạp chí gỡ bỏ. Ngoài ra, một số bài báo khác của nhân vật mạo danh này có đồng tác giả từ Trường ĐH Duy Tân. Một trường hợp khác là Narjes Nabipour, khi tiến hành tra cứu tên không kèm theo bất kỳ giới hạn nào, máy tìm kiếm Google chỉ hiển thị 36 kết quả, tất cả đều hướng về tác giả Narjes Nabipour của Trường ĐH Duy Tân và không hé lộ thêm điều gì về lý lịch khoa học của người này trước năm 2019. Ngoài ra một tác giả khác là Shahaboddin Shamshirband có lúc khai nơi làm việc là Trường ĐH Duy Tân, nhưng trong các bài báo đứng tên chung với Narjes Nabipour (sử dụng địa chỉ là Trường ĐH Duy Tân), ông này luôn lấy địa chỉ cơ quan là Trường ĐH Tôn Đức Thắng.[18][19]
Đại học Duy Tân thường đứng đầu Việt Nam trong nhiều bảng xếp hạng nhưng theo Nature Index, Trường ĐH Duy Tân chỉ có 2 bài nội lực trong tổng số 15 bài báo được thống kê, tỷ lệ nội lực chỉ đạt 13,3%.[20]