Nghe nói đến công ty gia đình, nhiều bạn ứng viên sẽ cảm thấy ái ngại, không muốn ứng tuyển vì cho rằng đây là nơi hội tụ quyền lợi cho con ông cháu cha, không có cơ hội cho những nhân sự không có huyết thống. Sự thật công ty gia đình là gì, liệu có phải môi trường làm việc thiếu tính minh bạch như nhiều người vẫn nghĩ không, và đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho ứng viên? Quân sư TalentBold sẽ phản hồi mọi thắc mắc qua bài viết sau đây. MỤC LỤC: 1. Công ty gia đình là gì? 2. Cách nhận biết công ty gia đình 3- Lợi ích và Nhược điểm của công ty gia đình 4. Có nên làm việc tại công ty gia đình 5- Một số công ty gia đình lớn tại Việt Nam
Có nên làm việc tại công ty gia đình
Với một môi trường làm việc mà người nhà luôn được ưu tiên ở cả sự thăng tiến và quyền lợi thì việc các ứng viên cảm thấy ái ngại khi lựa chọn ứng tuyển cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, ở mức độ là một nhân viên, chuyên viên, hay kỳ vọng thăng tiến lên vị trí quản lý cấp trung thì lựa chọn các công ty gia đình có thương hiệu mạnh, có quy mô vừa và lớn vẫn là một lựa chọn được khuyến khích.
Bởi lẽ, tại đó, guồng máy tố chức được hệ thống hóa rất bài bản và có chính sách quản lý nhân sự nhất quán, bạn không chỉ được làm việc hợp chuyên môn, được học hỏi nghiệp vụ chuyên sâu, có mức thu nhập đáng mơ ước, mà quan trọng là danh tiếng mà bạn có được sẽ giúp ích rất lớn cho việc ứng tuyển chức vụ cao hơn tại các tổ chức không phải công ty gia đình sau này.
Vì vậy, đừng quá ác cảm với môi trường “công ty gia đình”, chỉ cần nơi đó đáp ứng đúng mong muốn nghề nghiệp trong tương lai gần của bạn thì hãy mạnh dạn giành lấy cơ hội. Và nếu bạn được tuyển dụng thì đừng quên lưu lại một vài kinh nghiệm dưới đây nhé, chúng sẽ giúp ích rất lớn cho quá trình triển khai công việc đấy:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh có cần phải có số lượng lao động dự kiến không?
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh có cần phải có số lượng lao động dự kiến không, thì theo quy định tại khoản 7 Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Theo quy định trên thì Số lượng lao động dự kiến là nội dung chủ yếu của giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Cho nên giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh phải số lượng lao động dự kiến.
Công ty gia đình là gì? Khi mở công ty gia đình thì nên mở theo loại hình doanh nghiệp như thế nào?
Hiện nay pháp luật không có quy định về công ty gia đình là gì. Nhưng có thể hiểu công ty gia đình là một hình thức tổ chức và quản lý doanh nghiệp trong đó thành viên trong gia đình đóng vai trò quan trọng và tham gia vào hoạt động điều hành và quản lý của công ty.
Đây là một mô hình phổ biến và tồn tại lâu đời trong các doanh nghiệp tư nhân ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam.
Theo như Luật Doanh nghiệp 2020 thì hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp như sau: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Khi mở công ty gia đình thì có thể tham khảo lựa chọn 02 loại hình doanh nghiệp dưới đây:
Theo tại Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Công ty hợp danh phù hợp với công ty gia đình mà các thành viên trong gia đình muốn hợp tác với nhau.
Tại Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phù hợp với các công ty gia đình có quy mô trung bình và lớn.
Lưu ý: Để duy trình tính chất gia đình của công ty, các thành viên trong gia đình cần phải nắm giữ phần lớn số vốn điều lệ và các vị trí lãnh đạo, quản lý trong công ty.
Công ty gia đình là gì? Khi mở công ty gia đình thì nên mở các loại hình doanh nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)
Tôn trọng chính sách công ty
Định hướng của bạn không chắc sẽ gắn bó lâu dài cùng công ty gia đình mà mình đang làm việc, vì vậy đừng khó chịu hay phản bác trước những chính sách đãi ngộ ưu ái người nhà mà quản lý hoặc công ty dành cho một ai đó. Rất nhiều đồng nghiệp khác cũng nhận ra điều đó đâu, vì vậy, hãy xem đó như một điều hiển nhiên, chỉ cần những thỏa thuận quyền lợi mà công ty thỏa thuận với bạn khi ký hợp đồng vẫn thực hiện đầy đủ là được.
Cư xử hòa nhã, bình thường
Không cần phải e sợ hoặc nhiệt tình thái quá với người nhà của Sếp hoặc những thành viên quản lý khác. Tốt nhất giữ một thái độ hòa nhã, thân thiện như đối với những thành viên khác. Như vậy, bạn vừa không phải mất nhiều thời gian để tâm đến họ, tập trung cho công việc chính, vừa không khiến Sếp à người nhà Sếp “để ý” đến bạn, công việc cũng sẽ suôn sẻ hơn.
- Lợi ích và Nhược điểm của công ty gia đình
Thành viên giữ vai trò chủ gia đình cũng sẽ giữ vai trò cao nhất trong công ty, nắm quyền quyết định mọi quyết sách hoạt động dựa trên lợi ích dài hạn của cả gia tộc.
Quyền lợi của công ty chính là quyền lợi của gia đình, vì vậy, với một bộ máy quản lý toàn là người nhà thì việc nhất quán trong quản lý và điều phối công việc sẽ thuận lợi hơn, thống nhất chiến lược nhanh và hiệu quả.
Là thành viên trong gia đình nên mọi người khá hiểu lẫn nhau, và cũng hiểu rõ quyền lợi chỉ có thể tối ưu khi họ cùng đứng trên một chiến tuyến. Ngoài những yếu tố về cấp bậc chức vụ thì cấp bậc huyết thống gia đình cũng góp phần nâng cao mức độ đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau trong công ty gia đình.
Nắm giữ tỷ lệ vốn lớn, nắm giữ vị trí chức vụ quan trọng nên hầu hết các thành viên tham gia quản lý trong công ty gia đình đều ý thức cao trách nhiệm chuyên môn phải hoàn thành. Họ phối hợp khá ăn ý và dễ dàng trong các hoạt động dạng kết nối nhiều khâu, nhiều chuyên môn, giúp cho tốc độ triển khai được nâng cao.
Sự lãng phí hay liều lĩnh trong sử dụng tài chính được hạn chế tối đa, vì mọi thành viên hiểu rõ tiền là của chính họ, mọi sự bất cẩn đều dẫn đến hao hụt cho toàn bộ gia tộc. Vì vậy, vấn đề tài chính được kiểm soát khá chặt chẽ, dễ dàng phát hiện lỗ hổng trong chi tiêu, cũng dễ dàng điều chỉnh thắt chặt chi tiêu khi cần thiết.
Việc kêu gọi thêm vốn hoặc nguồn lực từ bên ngoài góp vào công ty gia đình thường khá khó khăn. Bởi lẽ, các nhà đầu tư chỉ được góp một tỷ lệ rất nhỏ, trong khi quyền quản lý điều hành vẫn nằm trong tay các thành viên gia đình chủ công ty. Họ cảm thấy rủi ro nên rất cân nhắc khi đầu tư, dù là đầu tư tiền bạc hay đầu tư vật chất (máy móc, thiết bị…)
Nhân lực giỏi thì luôn mong muốn thăng tiến chức vị, nhưng với công ty gia đình, điều này không dễ, trừ khi tương lai nhân sự đó trở thành một thành viên của gia đình qua việc kết hôn hay được nhận làm con nuôi hợp pháp. Chưa kể, những bất cập về tính công bằng trong quyền lợi giữa nhân viên là người thân gia đình và nhân viên bình thường cũng dễ khiến nhân viên giỏi nản lòng.
Phong cách làm việc trong công ty gia đình ít nhiều cũng mang tính tuân thủ, giống như việc con cháu phải nghe lời ông bà, cha mẹ trong gia đình vậy. Do đó, theo thời gian, chất lượng đổi mới, cải tiến trong công ty gia đình có thể bị giảm sút do vai trò quyết định vẫn nằm ở những người tuổi đời cao, dù kinh nghiệm nhiều nhưng họ khó nhạy bén với thị trường đa chiều.
Không phải là tất cả nhưng rất nhiều công ty gia đình, thế hệ kế thừa không có đủ năng lực, sự tài ba như cha ông ngày trước. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả hoạt động trong tương lai cũng như giá trị sự nghiệp của gia tộc khi mà toàn bộ quyền điều hành chỉ bàn giao cho người trong gia đình.
Đây là điều khó tránh nhất là khi nói đến quyền lợi kinh tế giữa các thành viên. Nếu phát sinh mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn này rất có thể sẽ được đem vào công ty làm cho guồng máy hoạt động ngay lập tức xuất hiện tình trạng thiếu hợp tác, nhân viên cũng bị vạ lây.