Thuế xuất nhập khẩu là gì? Ưu điểm của pháp luật thuế xuất nhập khẩu? Hạn chế của pháp luật thuế xuất nhập khẩu? Các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu? Đặc trưng cơ bản của thuế xuất nhập khẩu? Việc quản lý thuế xuất nhập khẩu như thế nào?

Văn phòng Luật sư Triết – Văn phòng Luật sư nổi tiếng tại Tiền Giang

Văn phòng Luật sư Triết nổi tiếng là một đơn vị Luật sư uy tín, chuyên nghiệp tại Tiền Giang, hoạt động pháp lý chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực pháp luật như: Hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình,…Với đội ngũ Luật sư có chuyên môn cao, bề dày kinh nghiệm xử lý các vụ việc, vụ án thực tiễn, Văn phòng Triết luôn tự hào về cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất cho khách hàng cùng hiệu quả công việc luôn dẫn đầu.

Địa chỉ Văn phòng Luật sư Triết: 1/2C, đường 30/4, Phường 1, Thị Xã Cai Lậy, Tiền Giang

Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất nhập khẩu là loại một thuế gián thu, nhằm thu vào các loại hàng hóa được phép xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu là toàn bộ những vật cụ thể được mua – bán, trao đổi, biếu tặng… từ Việt Nam ra nước ngoài hay từ nước ngoài về Việt Nam. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thu theo quy định của pháp luật Việt Nam và các thỏa ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia.

Văn phòng Luật sư Tài – Văn phòng Luật sư uy tín tại Tiền Giang

Trong suốt quá trình hoạt động pháp lý, văn phòng Luật sư Tài đã đạt được rất nhiều thành công to lớn đặc biệt, văn phòng ngày càng được khách hàng, đối tác và các Luật sư chuyên gia tin tưởng. Với tiêu chí hoạt động đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu, đội ngũ Luật sư tại văn phòng Luật sư Tài luôn nỗ lực cố gắng mỗi ngày mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ pháp lý chất lượng, hiệu quả. Khi lựa chọn văn phòng Luật sư Tiền Giang – văn phòng Luật sư Tài, bạn không chỉ được Luật sư hỗ trợ pháp ý theo đúng yêu cầu của mình mà bạn sẽ còn rất hài lòng về tác phong chuyên nghiệp cùng tư duy nhạy bén của Luật sư tại đây. Văn phòng hứa hẹn sẽ là một địa chỉ văn phòng Luật sư khiến khách hàng hoàn toàn hài lòng.

Địa chỉ: 61/20 Đống Đa, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang

Văn phòng Luật sư Nguyễn Xuân Thảo – Văn phòng Luật sư Tiền Giang tư vấn luật hàng đầu

Văn phòng Luật sư Nguyễn Xuân Thảo nổi tiếng là địa chỉ đáng tin cậy chuyên xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật sở hữu trí tuệ. Văn phòng sở hữu đội ngũ Luật sư giỏi, không ngừng học hỏi để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Đối với lĩnh vực luật sở hữu trí tuệ, đây là một lĩnh vực còn khá mới mẻ tại Việt Nam, bạn có thể nhờ đến Luật sư tại văn phòng Luật sư Nguyễn Xuân Thảo hỗ trợ và giải quyết vướng mắc pháp lý của vấn đề này. Chắc chắn văn phòng sẽ không làm bạn thất vọng!

Địa chỉ: 41 Lý Thường Kiệt, Phường 5, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang

Hạn chế của pháp luật thuế xuất nhập khẩu:

Trong quá trình thực thi pháp luật thuế xuất nhập khẩu, một số bất cập hạn chế đã được biểu hiện cụ thể như sau

Thứ nhất, các văn bản pháp luật quy định về thuế xuất nhập khẩu còn thiếu tính ổn định, rõ ràng làm cho chính sách thuế không minh bạch và doanh nghiệp bị động khi có sự thay đổi về thuế, chưa xác định một cơ chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá trình tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu.

Thứ hai, quy định mức thuế suất vừa theo phân loại hàng hoá, vừa theo xuất xứ làm cho biểu thuế quá phức tạp và dẫn đến nhiều mức thuế cho cùng một mặt hàng. Thuế nhập khẩu bao gồm nhiều thứ thuế, cả thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng nên thuế suất rất cao (như rượu, bia từ 100-150%, ô tô từ 50%-200%…). Tuy có thuận tiện là tập trung nhưng không phù hợp với thông lệ quốc tế, dễ bị hiểu lầm là hạn chế hàng nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.

Thứ ba, việc ban hành biểu thuế với nhiều thứ thuế suất cao, thấp còn căn cứ vào mục đích sử dụng chứ không theo tính chất hàng hóa nên nhiều mặt hàng có cùng tính chất nhưng mục đích sử dụng khác nhau có thuế suất nhập khẩu chênh lệch khá lớn như: Xe đua(thuế suất 5%), xe đạp thường (70%), ôtô 4 chỗ (200%), xe cứu thương (0%)…Cho nên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng điều này để thực hiện hành vi gian lận thương mại, trốn thuế.

Thủ thuật quan trọng nhất để trốn thuế là hạ thấp giá trị hàng nhập khẩu để hạ thấp giá trị tính thuế hay hạ quy cách kê khai để hưởng mức thuế suất thấp hơn đã trở nên phổ biến với hàng hoá có đơn giá lớn và thuế suất cao như: xe hơi, rượu mạnh…Điển hình là các doanh nghiệp nhập khẩu xe tải nhẹ nhưng nguỵ trang dưới hình thức là nhập khẩu xe đông lạnh chuyên dụng để trốn thuế từ  60% xuống còn 10% hay xe ôtô du lịch thì được lắp thêm đèn, còi thành xe cứu thương để được hoàn thuế.

Thứ tư, khi gia nhập WTO thì việc duy trì hàng rào thuế xuất khẩu sẽ không đưa lại nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, không khuyến khích hoạt động xuất khẩu.Vì vậy, quy định thuế suất xuất khẩu ngoài mức 0% là cần xem xét sửa đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế thương mại quốc tế.

Thứ năm, quy định trong việc nộp thuế nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và hoàn trả thuế xuất khẩu cũng còn hạn chế, bất hợp lý. Với biểu thuế từ 30%-40% cho những lô hàng nguyên liệu, phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, trong thời gian nộp thuế 30 ngày thì cơ sở sản xuất sẽ không đủ vốn để tạm ứng nộp thuế, vì khi nguyên liệu về, cơ sở phải lo triển khai sản xuất trong thời gian vài tháng thậm chí có lô kéo dài tới nửa năm.

Thứ sáu, việc thực hiện thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới còn bất hợp lý. Điều này được thể hiện ở chỗ: Thông thường thì các mặt hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc là những mặt hàng khuyến khích xuất khẩu như than số 11, 12; chuối xanh, tiêu, điều, ớt, dừa…Với số lượng ít, kém chất lượng, những mặt hàng khó xuất sang theo con đường chính ngạch. Nhưng xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch phải chịu mức thuế suất là 5%, cao hơn xuất khẩu chính ngạch… Chính thuế nhập khẩu đánh vào hàng nguyên liệu đầu vào đã làm tăng giá cả hàng sản xuất và xuất khẩu trong nước, làm giảm khả năng cạnh tranh hàng hoá của ta trên trường quốc tế. Như vậy thuế xuất đó là một lực cản kìm hãm xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước.

Văn phòng Luật sư Kim Loan – Văn phòng Luật sư Tiền Giang nổi tiếng

Văn phòng Kim Loan là mộ trong những văn phòng Luật sư Tiền Giang cung cấp dịch vụ tư vấn luật và dịch vụ Luật sư nổi tiếng nhất hiện nay. Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, văn phòng Luật sư Kim Loan đã không ngừng phát triển từ dịch vụ đến đội ngũ Luật sư và đến nay đã chiếm được phần lớn niềm tin từ khách hàng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nói riêng và trên toàn quốc nói chung. Với đội ngũ Luật sư giỏi, các chuyên gia, trợ lý pháp lý có năng lực chuyên môn sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực pháp luật, văn phòng KIm Loạn đã trở thành điểm đến hỗ trợ pháp lý hàng đầu khi khách hàng muốn bảo vệ quyền lợi của mình.

Địa chỉ Văn phòng luật sư Kim Loan: 28, ấp Hội Gia, Xã Mỹ Phong, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang

Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu:

Căn cứ tính thuế là: số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%);

Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa

– Số lượng hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu được xác định theo tờ khai hàng xuất khẩu nhập khẩu

– Giá tính thuế được quy định như sau :

+ Đối với hàng xuất khẩu giá tính thuế là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất không bao gồm chi phí vận tải(quốc tế) và phí bảo hiểm theo hợp đồng bán hàng phù hợp với các chứng từ khác có liên quan đến việc bán hàng (Giá FOB)

+ Đối với hàng nhập khẩu giá tính thuế là giá mua của khách hàng tại cửa khẩu nhập bao gồm cả chi phí vận tải và phí bảo hiểm theo hợp đồng (giá CIF)

+ Trường hợp không xác định giá theo hợp đồng, hoặc giá trong hợp đồng quá thấp so với giá mua, bán thực tế tối thiểu tại cửa khẩu, hoặc hàng hóa xuất, nhập khẩu không theo phương thức mua bán thì giá tính thuế là giá mua, bán tối thiểu tai cửa khẩu

Theo Luật thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu 2005, thuế suất được thiết kế riêng cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu. Thuế suất đối với hàng xuất khẩu chỉ có một biểu thuế suất thông thường. Đối với hàng nhập khẩu, thuế suất bao gồm 3 loại thuế : Thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế ưu đãi đặc biệt.

+ Thuế suất ưu đãi: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước có thỏa thuận về đối xử Tối Huệ Quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.

+ Thuế suất thông thường: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước không có thỏa thuận về đối xử Tối Huệ Quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất thông thường luôn luôn cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi từng mặt hàng tương ứng.

(Qui chế tối huệ quốc (MFN-Most favoured nation) tức là quy chế đối xử bình đẳng với các nước khác, đây là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO: mỗi thành viên phải đối xử với các thành viên khác trong tổ chức một cách công bằng, như những đối tác thương mại “ưu tiên nhất”. Nếu một nước dành cho một đối tác thương mại của mình một số ưu đãi thì nước đó phải đối xử tương tự như vậy với tất cả các thành viên còn lại)

Theo Điều 11(Biện pháp về thuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa) Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 quy định :

“ Ngoài việc chịu thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này, hàng hóa nhập khẩu còn phải áp dụng một trong các biện pháp về thuế sau đây:

1. Tăng mức thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quá mức vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam;

2. Thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

3. Thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

4. Thuế chống phân biệt đối xử đối với hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà ở đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có biện pháp phân biệt đối xử khác theo quy định của pháp luật về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế.”