Xem thêm bài viết khác: Nước hồng sâm Pocheon cao cấp Sức khỏe tinh khiết từ vị hoàng gia Hàn Quốc

Những món cay đặc sắc mà người Hàn Quốc thích ăn

Người Hàn Quốc rất đa dạng trong sở thích ẩm thực, và người Hàn Quốc ăn cay nên họ có nhiều món cay đặc sắc và phổ biến. Dưới đây là một số món cay đặc sắc mà người Hàn Quốc hay ăn

Những món ăn cay này là những món ăn phổ biến và được yêu thích trong ẩm thực Hàn Quốc, mang lại cho người thưởng thức một trải nghiệm ẩm thực đặc sắc và thú vị.

Người Hàn Quốc ăn cay không? Trong tổng thể, sở thích ăn cay của người Hàn Quốc không chỉ là một phần của văn hóa mà còn là một phần của cuộc sống hàng ngày. Đối với họ, ẩm thực cay không chỉ là một trải nghiệm ẩm thực mà còn là một phần không thể thiếu của cuộc sống và tinh thần.

Địa chỉ: Lô B6-B7, Khu 3-2, Đường 2/9, Phường Bình Thuận, Quận Hải Châu, Đà Nẵng

Google Maps ⇒ Mì Cay SEOUL Hải Châu

Mì Cay Seoul và các món mì cay 7 cấp độ Hàn Quốc

Vị chua chua, cay cay trong những món ăn khiến ai đã dùng qua đều phải nhung nhớ mỗi khi nhắc đến. Đó là các món ăn đặc trưng đến từ xứ sở kim chi, đất nước Hàn Quốc xinh đẹp. Với vị ngon của tô mì cay đong đầy tươi ngon, nồi lẩu hương kim chi khiến bạn như được đưa đến thiên đường ẩm thực chuẩn xứ Hàn. Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy mau mau đến với Seoul Đồng An nơi vị giác được đánh thức và khơi dậy.

Có thể nói, canh quân đội là món ăn đã đi cùng người dân Hàn Quốc qua những ngày gian khó nhất. Giờ đây, ngay cả khi đã trở thành cường quốc kinh tế thế giới thì món budae jjigae vẫn được xem là món ăn mang tính biểu tượng trong lòng mỗi người dân Hàn Quốc.

Vậy nguồn gốc, lịch sử hình thành của món canh có tên lạ lẫm sẽ như thế nào? Cùng Hàn ngữ Korea link tìm hiểu nhé

Thực tế đây là món lẩu tổng hợp của Hàn Quốc được chế biến theo các nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ như : thịt hộp, xúc xích, đậu nướng đóng hộp …

Budae (부대) trong tiếng hàn có có nghĩa là “ căn cứ quân đội “ và jjingae (찌개) có nghĩa là “món hầm, lẩu”  vậy budae jjigae (부대 찌개) được hiểu là “ lẩu quân đội”.

Câu chuyện được bắt đầu từ những giai đoạn sau cuộc chiến tranh Triều tiên ( 1950-1953). Đây là thời điểm Hàn Quốc lâm vào tình trang nghèo đói, đói kém và khan hiếm nguồn lương thực. Thời điểm này Mỹ - với tư cách là nước đồng minh thân cận nhất của Hàn Quốc đã cử sang một lực lượng quân đội hùng hậu, đóng quân rải rác tại các đồn điền trên cả nước để bảo vệ và hỗ trợ Hàn Quốc.

Do thiếu lương thực trầm trọng, người Hàn Quốc phải tìm dinh dưỡng từ những thức ăn  của quân đội Mỹ như là xúc xích, jambong,…  Từ những nguyên liệu này người dân Hàn Quốc đã sáng tạo thành món canh (lẩu) quân đội.

Ban đầu, người dân Hàn Quốc chỉ tận dụng bằng cách “tráng lại” các vỏ hộp thức ăn thừa, nấu với kim chi – là món ăn truyền thống để món ăn thêm đậm đà, dễ ăn hơn, và bỏ thêm bất cứ thứ thực phẩm gì mà họ có được lúc đó.

Theo quy định khắt khe của quân đội Mỹ, nếu mang quân dụng ra ngoài căn cứ quân sự để bán thì bị coi là trái phép và hoàn toàn bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, do nhu cầu của người tiêu dùng lúc đó, sự khan hiếm lương thực của người Hàn Quốc nên những đồ ăn đóng hộp của Mỹ vẫn được bán ra ngoài qua hình thức “chợ đen”.

Chính vì những món thực phẩm đóng hộp được tuồn ra từ quân đội Mỹ thời bấy giờ là phạm pháp, rất nhiều quán ăn mọc lên đã phải để bảng hiệu là quán bán “chả cá”, trong khi thực tế, sau quầy bán là rất nhiều những người dân đang xì xụp món budae jjigae. Cũng người cho rằng việc nấu đồ Mỹ trong sốt tương đỏ sậm của Hàn Quốc là để “ngụy trang” không bị chính quyền bắt được.

Canh quân đội sau này đã được người Hàn thêm vào chả cá, mì, há cảo… khiến cho món budae jjigae hiện đại trông thật ngon miệng và “giàu có”. Chính vì thế mà những du khách nước ngoài khi thưởng thức qua món này, ít ai có thể tưởng tượng được lịch sử ra đời nghèo khổ của món ăn.

2. Nguyên liệu của món canh quân đội (부대 찌개)

Để dễ hình dung, món này giống như món lẩu của người Việt, việc chế biến là tùy vào như cầu, sở thích của từng người. Thành phần chủ yếu trong món canh quân đội Hàn Quốc gồm:

Người Hàn Quốc thường dùng nước xương lợn, xương bò hoặc gà để làm nước dùng. Hoặc hương vị thanh đạm hơn khi dùng nước ninh tảo biển và vỏ của củ hành tây. Khi nước dùng có vị đậm đặc thì thêm muối, hạt tiêu sau đó trang trí lên để món ăn trở nên hấp dẫn.

Ngày nay, mặc dù Budae Jjigae đã được đa dạng hóa để phù hợp hơn với khẩu vị của người Hàn Quốc, nhưng có 4 thành phần chính đã làm nên món canh quân đội không bao giờ thay đổi: xúc xích, mì, đậu hũ và kimchi. Và để đáp ứng nhu cầu về sự tiện lợi, bạn thậm chí còn có thể mua được món canh quân đội ăn liền bán sẵn trong các cửa hàng tiện lợi.

Tiệm mỳ cay sạch sẽ nhất mà mình ăn , gọn gàng , ngăn nắp là ăn thấy ngon liền !!!

TP - Có nhiều lý do để những thiếu nữ làng chài, những cô gái thôn quê phải xa xứ, kết hôn lấy chồng Hàn: Tình “xuyên biên giới”; để trở thành công dân sống tại Hàn Quốc; để được đi xuất khẩu lao động. Nhiều người trong số họ đã bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để có thể được xuất cảnh. Chúng tôi bay sang Hàn Quốc, gặp nhiều cô dâu Việt, nghe họ thổn thức về cuộc đời trầm luân, dâu bể của mình.

Theo hồ sơ tại UBND phường Nghi Thủy (Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An), Nguyễn Thị Tình (SN 1995) đã kết hôn với một người Hàn Quốc qua con đường môi giới hôn nhân vào năm 2014. Tình kể: “Em nhận lời lấy chồng người Hàn chỉ vì thấy cuộc sống, tình yêu ở Hàn Quốc trong phim rất đẹp và lãng mạn”.

Trước ý nghĩ đơn giản của Tình, tôi hỏi: “Em có hình dung những khó khăn nếu làm dâu ở Hàn Quốc mà không hề biết tiếng Hàn?”. Tình lắc đầu: “Em không nghĩ được xa thế”. Rồi nói thêm: “Cùng lấy chồng Hàn Quốc còn có Quỳnh là bạn cùng xóm nữa”. Bà Nguyễn Thị Hương, mẹ của Tình cũng góp chuyện: “Sau khi người môi giới tên Trang đến xem mặt, tôi phải đóng trước 10 triệu đồng gọi là đặt cọc. Khoảng hai tháng sau cô Trang môi giới đến nhà đưa cả hai đứa, Tình và Quỳnh đi đăng ký kết hôn”.

Vì sao có thể được Sở Tư pháp cho đăng ký kết hôn khi cô dâu, và chú rể chưa hề biết mặt nhau khi điều kiện để vượt qua phỏng vấn không hề đơn giản? Bà Hương cho biết: “Trước khi đăng ký kết hôn mấy ngày, cô Trang môi giới đưa cho Tình một tờ giấy ghi tên, tuổi và quê của người chồng Hàn Quốc bắt em phải học thuộc lòng”. Đăng ký xong, đám cưới của Tình với chú rể Hàn Quốc được tổ chức tại một khách sạn ở TP Vinh. Hôm đó còn có năm cặp đôi Hàn – Việt khác gồm cả Quỳnh cũng làm lễ cưới.

Chồng của Tình 35 tuổi, trong bộ comple xanh, Tình xúng xính trong bộ váy trắng, trên sân khấu cưới cả hai cứ như đang diễn kịch câm. Ngay sau hôn lễ kết thúc, chú rể bay về Hàn Quốc. Tình và những cô dâu khác về nhà chờ đợi phản hồi của Đại sứ quán Hàn Quốc cấp visa, cho phép các cô gái trở thành vợ, nhập cư. Quỳnh, cô bạn hàng xóm may mắn được cấp visa và bay sang xứ sở Kim Chi đoàn tụ với “chồng”, Tình ở lại quê nhà ngóng đợi, tiếp tục mơ về một cuộc sống mà cô đã thấy qua những bộ phim tình cảm Hàn Quốc dài tập.

Ngày lại ngày trôi qua, Tình bất ngờ nhận được điện thoại của Quỳnh, cô bạn cùng xóm gọi về từ xứ sở Kim Chi. Trong điện thoại, Quỳnh khóc nức nở và khuyên Tình nhanh chóng hủy bỏ kế hoạch lấy chồng Hàn Quốc ngay. Quỳnh cho biết sự thật khác xa với những gì mà những người môi giới đã nói.

Chú rể không phải là người mà cô đã gặp mặt trong đám cưới của mình tại Việt Nam, mà là một người đàn ông đã gần 50 tuổi, với tâm tính không được bình thường.  Từ khi làm vợ nơi xứ người, Quỳnh chưa được bước chân ra khỏi ngôi nhà cô đang ở, phải làm những công việc đồng áng nặng nhọc như một nô lệ không công. Không những thế, Quỳnh còn thường xuyên bị người chồng bạo hành. Mọi viễn cảnh mà cô đã tưởng tượng trước khi lấy chồng hoàn toàn tan vỡ, cuộc sống hôn nhân luôn ngập trong nước mắt.

Nghe Quỳnh kể sự thật về cuộc sống của “cô dâu Việt xứ Hàn”, Tình hoang mang tột độ. Dù đã được cấp visa, nhưng cô kiên quyết không đi “theo chồng” nữa. Những tấm ảnh chụp cô dâu trong ngày cưới của mình, Tình đem ra đốt hết. Cô muốn xóa sạch chuyện kết hôn xuyên biên giới đã qua.

Thế nhưng, hiện Tình đang bị vướng vào các thủ tục pháp luật hôn nhân không lối thoát. Bởi trên danh nghĩa pháp lý, Tình vẫn đang là vợ của một người đàn ông Hàn Quốc, dù chưa một ngày cô chung sống. Bà Hương, mẹ của Tình thở dài rồi hỏi: “Có cách nào để sau này khi nó lấy chồng, được đăng ký kết hôn hợp pháp như những người khác không cháu?”.

Công nhân Việt Nam lao động tại Hàn Quốc, trong số đó có không ít cô dâu Việt.

Tôi im lặng tránh câu trả lời của bà, bởi chắc chắn muốn được điều đó thì bắt buộc Nguyễn Thị Tình phải ly hôn với người chồng ở Hàn Quốc qua môi giới. Thế nhưng tôi biết trong hoàn cảnh hiện tại, Nguyễn Thị Tình không thể có điều kiện để tiến hành một phiên tòa ly hôn với người chồng ở xứ sở Kim Chi xa tít tắp được. Qua nhiều khâu chắp nối và điện thoại sang Hàn Quốc, chúng tôi đã liên lạc được với Quỳnh, cô bạn của Tình. Cô cho biết đã bỏ trốn khỏi nhà chồng, sống lưu vong. Hiện nay Quỳnh đang là lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Anh Nguyễn Tiến Hùng (31 tuổi) và chị Phan Ngọc Hoa (30 tuổi) trú tại phường Nghi Tân (TX.Cửa Lò). Cả hai vợ chồng họ đều trở về từ Hàn Quốc, anh Hùng đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) hợp pháp tại Hàn Quốc từ năm 2008, còn chị Hoa sang Hàn và trở thành lao động chui bằng cách kết hôn với một người đàn ông ngoại quốc.

Chị Hoa kể: “Năm 2010, tôi muốn đi Hàn Quốc nên đã tìm đến người môi giới ở trên Vinh để nhờ họ “chạy” cho với mục đích được sang đó lao động. Sau khi nghe tôi bày tỏ ý định, người môi giới tên Hằng đã tư vấn đi theo đường “kết hôn với người Hàn” là nhanh và an toàn nhất.

Chi phí trọn gói cho toàn bộ chuyến đi là 15.000 USD. Tôi chỉ việc phải làm hộ chiếu và nộp tiền đủ, còn tất cả mọi việc khác đều do môi giới sắp đặt và tổ chức. Khoảng một tháng sau, người chồng Hàn Quốc của tôi tên là Kim Ưn Ku, 60 tuổi, ở tỉnh Kim He (Hàn Quốc) sang Việt Nam, tiến hành đăng ký kết hôn với tôi tại Sở Tư pháp Nghệ An”.

Tôi hỏi: “Chị không sợ những ràng buộc sau kết hôn ư?”. Hoa trả lời: “Thật ra lúc đó tôi cũng có chút băn khoăn nhưng người môi giới đã cam kết rằng sau khi tôi sang đến Hàn, thì đường ai nấy đi, không lo ràng buộc”.

Những cặp vợ chồng Việt- Hàn ở Seoul.

Vở kịch kết hôn giữa chị Phan Ngọc Hoa với ông Kim Ưn Ku - người chồng Hàn Quốc đều diễn ra một cách thuận lợi. Cuối năm 2010 chị lên đường về xứ nhà “chồng”. May mắn rằng, người chồng Hàn Quốc vẫn giữ lời hứa. Chị được tự do dựa vào những đồng hương Cửa Lò, gia nhập đội quân lao động tại các công xưởng ở Hàn Quốc. Rồi chị quen biết với anh Nguyễn Tiến Hùng, chồng chị bây giờ. Anh cũng là đồng hương với chị.

Năm 2013, hai người quyết định đi tới hôn nhân về sống chung với nhau. Đứa con của họ ra đời, thế nhưng không thể đăng ký kết hôn với nhau bởi chị vẫn đang là cô dâu của đất nước Hàn Quốc, là vợ của ông Kim Ưn Ku. Nếu ly hôn với ông Kim, chị Hoa sẽ bị buộc phải về nước ngay lập tức do chưa đủ điều kiện về thời gian, cũng như các vấn đề khác theo quy định của chính phủ Hàn Quốc.

Vì thế, chị đành chấp nhận kéo dài danh nghĩa hôn nhân với người chồng Hàn. Và cứ một năm một lần Hoa lại phải nhờ ông Kim Ưn Ku ký giấy bảo lãnh, đăng ký gia hạn visa cho chị. “Thật ra tôi rất may mắn bởi ông Kim Ưn Ku đã giữ đúng cam kết trước đây. Ông không hề đòi hỏi gì khi tiếp tục ký giấy bảo lãnh,  gia hạn visa cho tôi. Còn nhiều người sang đây bằng con đường kết hôn, mỗi lần nhờ chồng hờ ký giấy bảo lãnh visa thì phải trả thêm tiền, thậm chí phải chấp nhận trả cả tình nữa”.

Khi cuộc sống của chị Hoa tại đất Hàn đã đủ điều kiện về thời gian theo quy định, chị liên lạc với ông Kim Ưn Ku để ly hôn. Thế nhưng mọi việc bắt đầu phức tạp, khi ông Kim đã chuyển đi một nơi khác không ai biết bởi do thất bại trong kinh doanh. Dù đã cố gắng bằng nhiều hình thức nhưng chị vẫn không thể tìm được người “chồng hờ” trong vở kịch hôn nhân của mình.

Vì tương lai của vợ chồng và con trai, chị Hoa đã tiến hành các thủ tục đơn phương ly hôn với người chồng Hàn Quốc nhưng do chi phí thuê luật sư quá đắt và một số điều kiện vượt quá khả năng, nên chị vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng “đang là vợ của người Hàn Quốc”. Chị buộc phải tiếp tục sống bất hợp pháp tại đất nước này.

Đến năm 2015 khi chồng chị hết hạn hợp đồng lao động, cả hai vợ chồng với con trai 2 tuổi quyết định trở về Việt Nam. Thế nhưng khi trở về với quê hương thì những rắc rối – hậu quả của vở kịch hôn nhân với người Hàn Quốc vẫn chưa buông tha chị. Vợ chồng chị không được đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Còn con trai dù đã 3 tuổi nhưng phần họ tên của bố cháu trong giấy khai sinh vẫn còn bỏ trống.

Trên đường về, tôi ngoái đầu nhìn căn nhà hai tầng của vợ chồng chị khá nổi bật trên con đường dẫn ra bãi biển. Mùi nước mắm, mùi hải sản, mùi đặc trưng của làng chài váng vất. Bất chợt tôi nghĩ đến câu nói của chị lúc chia tay: “Nếu chồng em không tốt, để xảy ra chuyện thì em không còn gì trong tay nữa…”.

Khám phá người Hàn Quốc ăn cay không? Trong văn hóa ẩm thực của Hàn Quốc, ẩm thực cay đóng vai trò quan trọng và phổ biến. Người Hàn Quốc thường có sở thích ăn cay và thưởng thức các món ăn có hương vị cay nồng. Dưới đây là một bài giới thiệu chi tiết về sở thích ăn cay của người Hàn Quốc.