Chủ đầu tư: Công ty TNHH TM XNK Kiến Nam (Kiến Nam Group)

Thủ tục kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu cà phê

Bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật gồm:

Quy trình thực hiện kiểm dịch thực vật:

Thủ tục xuất khẩu Cà phê chi tiết đầy đủ 2024

Sau đây, thủ tục hải quan xuất khẩu Cà Phê sẽ được RatracoSolutions Logistics – Đơn vị chuyên vận chuyển container đường sắt hàng khô, hàng lạnh, đông lạnh uy tín, chuyên nghiệp giải đáp một cách chi tiết:

Các lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu Cà phê

Kiểm tra mã HS cà phê để đảm bảo chuẩn xác trong quá trình thủ tục hải quan và xuất khẩu. Mã HS sẽ xác định loại hình và thuế xuất khẩu áp dụng cho sản phẩm cụ thể.

Chuẩn bị chứng từ hải quan như tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, danh sách đóng gói và các giấy tờ khác theo quy định, đảm bảo thông tin trên các chứng từ là chính xác và đồng nhất.

Với xuất khẩu cà phê, nắm vững các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước xuất khẩu và nhập khẩu. Gồm các yêu cầu kiểm dịch thực vật và các chứng chỉ như Phytosanitary Certificate.

Liên lạc với đối tác xuất khẩu cà phê và nhà nhập khẩu để đảm bảo các yêu cầu đặc biệt từ hai bên đều được đáp ứng (gồm các chứng từ và thông tin cần thiết khác mà đối tác yêu cầu).

Thủ tục hải quan xuất khẩu cà phê chi tiết đã được chia sẻ. Các hộ kinh doanh, xưởng sản xuất, cung ứng cà phê hạt hay cà phê bột nên tham khảo để biết điều kiện CẦN và ĐỦ xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường lận cận là gì. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Ratraco để cập nhật thủ tục xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản khác.

Tình hình xuất khẩu Cà phê Việt Nam đi các nước

Cây cà phê được trồng phổ biến nhất tại vùng Tây Nguyên của Việt Nam. Đây là loại cây trồng mang lại nguồn thu lớn cho nông dân nhờ giá trị sử dụng cao và khả năng xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích xuất khẩu cà phê để thúc đẩy XNK và phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và thương mại đất nước.

Theo ghi nhận, Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới, đứng thứ 2 về sản lượng xuất khẩu (sau Brazil). Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), ông Nguyễn Nam Hải cho biết, Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới. Chiếm khoảng 8,3% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu, chỉ đứng sau Brazil.

Theo số liệu Bộ Công Thương, một số thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam gồm: Châu Âu (EU), Mỹ, Nga, Nhật, Anh. Tại EU, Việt Nam là nhà cung ứng cà phê lớn thứ hai sau Brazil (22,2%), chiếm khoảng 16,1% thị phần về lượng.

Chính bởi Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nên hiện có không ít Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Thủ tục xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt có phần khá thông thoáng và được tạo mọi điều kiện tối đa.

Song muốn xuất khẩu cà phê, các Doanh nghiệp cần phải lưu ý đến vấn đề kiểm dịch và yêu cầu kiểm dịch của đối tác ở đầu nhập khẩu. Có như vậy mới đảm bảo hoàn tất mọi thủ tục hải quan xuất khẩu cà phê cần thiết.

HS Code và thuế xuất khẩu cà phê

Cà phê có HS thuộc Chương 9: Cà phê, Chè, Chè PARAGOAY và các loại gia vị:

Hồ sơ hải quan xuất khẩu cà phê

Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu cà phê gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:

Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:

Ngoài ra, doanh nghiệp cần làm thêm bộ C/O gồm C/O form B và C/O form ICO.

Quy cách đóng gói cà phê xuất khẩu

Để cà phê Việt Nam có thể đến tay các nước bạn, bao bì cà phê phải được đóng gói kỹ lưỡng, in thông tin nhãn mác, nơi sản xuất, hạn sử dụng và các tỷ lệ đặc biệt khác.

Trước khi đóng gói vào bao bì, chúng phải trải qua kiểm định khắt khe về chất lượng cũng như độ ẩm cho phép. Nếu là cà phê rang xay thì thường được đóng trong túi 30kg, còn là cà phê thô sẽ được đóng theo túi trọng lượng 60kg.

Những loại cont theo tiêu chuẩn quy cách đóng gói cà phê xuất khẩu: Hiện nay, có 3 kích thước cont đạt chuẩn ISO là cont 20ft, 40ft và 45ft. Tùy loại hàng hóa mà chọn loại container tương ứng với kích thước phủ bì: