Tạp chí điện tử Tài chính doanh nghiệp
Một số điều chỉnh chính sách trong năm 2021
Từ ngày 30 tháng 6 năm 2021, tất cả hàng hóa là thực phẩm phải được nhập khẩu bởi một nhà nhập khẩu đã đăng ký với Bộ Các ngành cơ bản (MPI) của New Zealand. Các nhà nhập khẩu chưa đăng ký sẽ không thể nhập khẩu vào New Zealand cho đến khi có được chứng nhận đăng ký nhà nhập khẩuNgoài ra, ngày 17 tháng 12 năm 2021, MPI ban hành bộ tiêu chuẩn về sức khỏe nhập khẩu đối với hàng nông sản nhập khẩu vào New Zealand có hiệu lực từ này 10 tháng 01 năm 2022, những quy định chi tiết về lấy mẫu, kiểm tra trước khi xuất khẩu, bao bì, giấy chứng nhận, v.v để được thông quan cho trái cây tươi và rau quả nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người tiêu dùng.
Ngành dịch vụ logistics đóng góp không nhỏ trong việc đạt được các kết quả quan trong xuất nhập khẩu. Trong giai đoạn khó khăn của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn cố gắng duy trì được chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp logistics đã phối hợp, chia sẻ với các doanh nghiệp sản xuất tìm ra các giải pháp, chiến lược tối ưu trong hoạt động logistics, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển.Hiện nay, nhiều cơ sở hạ tầng, trung tâm logistics hiện đại, dịch vụ vận tải, kho bãi, và giao nhận cũng đã được đầu tư, xây dựng, áp dụng những công nghệ tiên tiến, góp phần vào việc tháo gỡ, vận chuyển và lưu thông hàng hóa được thông suốt. Với vị trí địa lý đặc biệt, nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi luồng hàng tập trung giao lưu rất mạnh, Việt Nam được đánh giá là có thế mạnh về địa kinh tế rất thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, xuất nhập khẩu và dịch vụ logistics.Chi tiết Báo cáo xuất nhập khẩu 2021.
Năm 2021 mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng ở khâu xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam vẫn đạt 14,12 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm trước đó.
Việt Nam xuất khẩu G&SPG sang 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các thị trường xuất khẩu chính vẫn là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU. Kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang các thị trường này năm 2021 chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam sang tất cả các thị trường. Các thị trường này cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh so với năm 2020. Năm 2021, Hoa Kỳ giữ vững ngôi vị thị trường xuất khẩu số một của ngành gỗ Việt Nam, với kim ngạch từ thị trường này đạt 8,4 tỷ USD, chiếm 59,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ. Đứng vị trí thứ hai là Trung Quốc, đạt 1,49 tỷ USD (chiếm 10,5%), tăng 23,2% so với năm 2020. Nhật Bản ở vị trí kế tiếp, đạt 1,39 tỷ USD (chiếm 9,8%), tăng 9,7% so với năm 2020. Hàn Quốc đạt 869,36 triệu USD (chiếm 6,7%), tăng 6,4% so với năm 2020. Thị trường EU 27 nước đạt kim ngạch 597,76 triệu USD (chiếm 4,2%), tăng 11,4% so với năm 2020.
Các mặt hàng đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn năm 2021 bao gồm: Đồ gỗ, đạt 6,23 tỷ USD, chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 6,1% so với năm 2020; Ghế ngồi đạt 3,47 tỷ USD (chiếm 25%), tăng 30,1%; Dăm gỗ đạt 13,6 triệu tấn, tương đương 1,73 tỷ USD (chiếm 12%), tăng 17,2% về lượng và 16,7% về giá trị; Gỗ dán/gỗ ghép đạt trên 2,88 triệu m3, tương đương 1,08 tỷ USD (chiếm 8%), tăng 37,8% về lượng và 50,5% về giá trị; Ván bóc/lạng đạt 2,03 triệu tấn, tương đương 217,56 triệu USD (chiếm 2%), tăng 173% về lượng và 145% về giá trị.
Tín hiệu rủi ro về gian lận xuất xứ trong một số mặt hàng xuất khẩu
Rủi ro về lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp hiện đang tồn tại trong một số mặt hàng hiện xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Rủi ro được hình thành khi các mặt hàng này hoặc bộ phận của mặt hàng này được nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, sau đó được lắp ráp tại Việt Nam, lấy nhãn mác xuất xứ từ Việt Nam khi không đủ điều kiện để có được chứng nhận xuất xứ theo quy định của Việt Nam và sau đó được xuất khẩu vào Mỹ. Tín hiệu rủi ro cũng bao gồm sự tăng trưởng mạnh trong cả đầu nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam và xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ về các mặt hàng này.
Tủ bếp và bộ phận tủ bếp (HS 9403.40),xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Mỹ tiếp tục mở rộng lần lượt ở mức 18,4% và 20,5% so với năm 2020. Vào đầu tháng 7 năm 2021, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) đã bắt đầu tiến hành một cuộc điều tra đối với mặt hàng tủ gỗ, bàn trang điểm và các bộ phận cấu thành của các mặt hàng này đối với tập đoàn BGI Group khi cơ quan CBP nghi nghờ BGI đã lẩn tránh thuế thông quan việc nhập khẩu hàng hóa là tủ gỗ, bàn trang điểm và các bộ phận cấu thành của các mặt hàng này từ Trung Quốc vào Việt Nam và gia công tại Công ty HOCA Việt Nam có nhà máy tại tỉnh Long An. Ngày 27/1/2022 vừa qua cơ quan CBP ban hành văn bản xác định có bằng chứng quan trọng cho thấy BGI lẩn tránh thuế chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) và CBP tiếp tục có các hành động trong thời gian tới. Có thể thấy rằng sự tăng trưởng nhanh của các mặt hàng đang bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp ở nước thứ ba đang tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến việc Mỹ áp đặt các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm đó được xuất từ các cảng Việt Nam. Ngoài mặt hàng tủ bếp và các bộ phận của tủ bếp hiện đang bị điều tra, hai mặt hàng có một số tín hiện rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ là đồ gỗ dùng trong phòng bếp (HS 9403.40) và bộ phận đồ gỗ (HS 9403.90).
Ghế bọc đệm (HS 9401.61),kim ngạch xuất khẩusản phẩm này từ Việt Nam vào Hoa Kỳ có mức tăng trưởng cao (31% so với năm 2020). Giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này từ Việt Nam năm 2021 vượt ngưỡng 2 tỷ USD, chiếm tới 62% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng ghế ngồi (HS 9401). Mặt hàng này vẫn tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ. Bắt đầu từ 2021 đến nay Chính phủ Canada đã áp dụng mức thuế chống bán phá giá trên 101,5% (trừ 6 công ty có mức thuế riêng) đối với mặt hàng này.
Trong khâu nhập khẩu, năm 2021 Việt Nam nhập khẩu G&SPG năm 2021 đạt 2,913 tỷ USD, tăng 14,1% so với năm 2020.
Có 117 quốc gia và vùng lãnh thổ cung cấp G&SPG cho Việt Nam trong năm 2021. Năm thị trường quan trọng xuất khẩu G&SPG cho Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, Ca mơ run, Thái Lan và Brazil. Việt Nam đã chi khoảng 1,77 tỷ USD, chiếm trên 61% tổng kim ngạch nhập khẩu từ tất cả các thị trường để nhập G&SPG từ 5 thị trường này.
Thị trường Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đạt 1,01 tỷ USD (chiếm 35% trong tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của cả Việt Nam), tăng 20,2% so với năm 2020. Các mặt hàng nhập chính từ thị trường này gồm: Vơ nia bóc/lạng có kim ngạch nhập khẩu 235,35 triệu USD, tăng 38,7%; Gỗ dán đạt 206,05 triệu USD, tăng 1%; Ghế ngồi đạt 172,94 triệu USD tăng 24,2%; và Đồ gỗ đạt 140,8 triệu USD, giảm 11% so với năm 2020.
Thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam nhập trên 325,81 triệu USD (chiếm 11,2%) G&SPG từ thị trường này. Hai mặt hàng chính nhập khẩu vào Việt Nam là gỗ tròn đạt 207,59 nghìn m3, tương đương 64,43 triệu USD (chiếm 20%); và gỗ xẻ đạt 463,51 nghìn m3, tương đương 245,45 triệu USD (chiếm 75%).
Thị trường Ca mơ run, năm 2021 Việt Nam nhập khẩu G&SPG từ thị trường này đạt trên 181,32 triệu USD, giảm 16% so với năm 2020. Gỗ tròn và gỗ xẻ là hai sản phẩm chính. Năm 2021, Việt Nam nhập 282,79 nghìn m3 gỗ tròn, tương đương 115,13 triệu USD, giảm 28,2% về lượng và 21,7% về giá trị so với năm 2020. Gỗ xẻ nhập đạt 145,15 nghìn m3, tương đương 66,18 triệu USD, giảm 6% về lượng và 4% về giá trị so với năm 2020.
Thị trường Thái Lan, G&SPG mà Việt Nam nhập từ thị trường này năm 2021 đạt trên 129,58 triệu USD , tăng 8% so với năm 2020. Ván sợi và ván dăm là 2 mặt hàng chính được Việt Nam nhập từ Thái Lan. Lượng nhập ván sợi đạt 186,48 nghìn m3, tương đương 33,51 triệu USD, lượng nhập và ván dăm đạt 328,86 nghìn, tương đương 86,67 triệu USD.
Và thị trường Brazil, cung trên 122,1 triệu USD gỗ và các sản phẩm gỗ cho Việt Nam trong năm 2021. Nhưng hai mặt hàng chính là gỗ tròn và gỗ xẻ. Kim ngạch nhập khẩu tăng 92% so với năm 2020. Cụ thể, lượng gỗ xẻ nhập đạt 398,16 nghìn m3, tương đương 108,03 triệu USD, trong khi lượng nhập gỗ tròn đạt 42,66 nghìn m3, tương đương 14,19 triệu USD.
Mặt hàng nhập khẩu:Gỗ tròn, gỗ xẻ, các loại ván nhân tạo, ghế ngồi và bộ phận đồ nội thất là các sản phẩm có giá trị nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2021. Năm 2021 các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm:
Gỗ tròn nhập khẩu đạt 1,93 triệu m3, tương đương 521,87 triệu USD, giảm 4,4% về lượng và 7,3% về giá trị so với năm 2020.vGỗ xẻ nhập khẩu đạt 2,78 triệu m3, tương đương 1,09 tỷ USD, tăng 9,5% về lượng và 30,4 % về giá trị.vVán lạng/bóc đạt 306,15 nghìn m3, tương đương 277,41 triệu USD, tăng 10,9% về lượng và 33,3% về giá trị.vVán dăm đạt 361,78 nghìn m3, tương đương 79,32 triệu USD giảm 16,8% về lượng và 6,3% về giá trị. Ván sợi đạt 823,3 nghìn m3, tương đương 214,41 triệu USD tăng 10,6% về lượng và 13,3% về giá trị. Gỗ dán đạt 548,68 nghìn m3, tương đương 232,46 triệu USD, giảm 9,2% về lượng nhưng tăng 2,3% về giá trị. Đồ gỗ (HS 9403) đạt 169,36 triệu USD, giảm 9,9%. Ghế ngồi (HS 9401) đạt 201,446 triệu USD, tăng 23,6% so với năm 2020.
Tín hiệu rủi ro về gian lận xuất xứ đối với một số mặt hàng nhập khẩu, bộ phận tủ bếp từ gỗ dán có tín hiệu rủi ro bởi giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh.
Báo cáo là sản phẩm của nhóm nghiên cứu của VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA, DOWA và tổ chức Forest Trends. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng đọc báo cáo tại đây và trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin trong báo cáo.
Phát triển bởi Hemera Media
Bản quyền thuộc về VnEconomy, Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.
Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.
Trụ sở: Số 96-98 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam là tài liệu chính thức của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, thị trường và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu cùng những phân tích và dự báo cho thời kỳ tiếp theo.
Báo cáo Xuất nhập khẩu là ấn phẩm thường niên được Bộ Công Thương phát hành đều đặn từ năm 2016 đến nay nhằm cung cấp thông tin minh bạch, có hệ thống, được các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức nghiên cứu và đào tạo quan tâm, tín nhiệm và đánh giá cao.
Tiếp nối những kết quả đạt được từ Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021 và tiếp tục thực hiện Kế hoạch của ngành Công Thương triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa định hướng đến năm 2030, triển khai Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Báo Công Thương xây dựng Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2022.
Báo cáo Xuất nhập khẩu 2022 bao gồm 6 chương:
Chương II: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng
Chương III: Nhập khẩu các nhóm hàng
Chương IV: Thị trường xuất nhập khẩu
Chương V: Quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu
1. Bối cảnh tình hình kinh tế – chính trị thế giới
Những nét chính của tình hình kinh tế thế giới trong năm 2022
Năm 2022, kinh tế thế giới gặp nhiều diễn biến khó khăn: tác động của cuộc xung đột tại Ukraine khiến nhiều mặt hàng đứt gãy nguồn cung hoặc có mức giá tăng mạnh; Trung Quốc duy trì thời gian phong tỏa kéo dài và thị trường bất động sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn; lạm phát tăng cao ở hầu hết các nền kinh tế, lãi suất được nâng mạnh để kiềm chế lạm phát… Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn ước chừng GDP thế giới tăng trưởng 3,4% trong năm 2022, cao hơn con số 2,6% của năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19.
Một số nét chính của kinh tế thế giới ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu năm 2022 có thể kể tới:
Khủng hoảng năng lượng và sự thay đổi của bản đồ năng lượng thế giới
Năm 2022, khủng hoảng năng lượng diễn ra chủ yếu là do các xung đột địa chính trị. Sau khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bùng nổ vào cuối tháng 02/2022, các nước phương Tây đã áp dụng các biện pháp trừng phạt ngành năng lượng, lĩnh vực xuất khẩu chính của Nga khiến giá dầu nhanh chóng leo thang. Giá dầu Brent tăng vọt từ 98,08 USD/thùng trước xung đột Nga – Ukraine lên đến mức gần 130 USD/thùng. Với khủng hoảng xăng dầu, chi phí vận tải và giá cước ở mức cao khiến cho hoạt động vận chuyển quốc tế cũng như nội địa của nhiều quốc gia gặp nhiều khó khăn.
Hiện tại, giá năng lượng đã bình ổn trở lại nhờ sự điều chỉnh trong chuỗi cung ứng khi dầu thô và khí đốt của Nga dịch chuyển từ khách hàng châu u sang châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ. Trong khi đó, để bù lại nguồn cung từ Nga, EU tìm kiếm các nhà cung cấp mới từ Hoa Kỳ và Trung Đông, như Đức đã ký hợp đồng mua khí đốt kéo dài 15 năm với Qatar, EU nhập khẩu tới hơn 50% lượng khí LNG từ Hoa Kỳ.
Giá năng lượng tăng cao kéo theo sự gia tăng liên tiếp của giá cả hàng hóa do ảnh hưởng từ xung đột Nga – Ukraine và các yếu tố khác như sự thiếu hụt nguồn cung, khan hiếm lao động sau đại dịch Covid-19 đã đẩy tỷ lệ lạm phát ở nhiều nước tăng vọt trong năm 2022. Tháng 6/2022, lạm phát tại Hoa Kỳ đạt 9,1% – mạnh nhất kể từ năm 1982. Lạm phát tại Anh và Nhật Bản lập đỉnh trong vòng 40 năm trong tháng 10/2022. Bên cạnh đó, cũng vào tháng 10/2022, lạm phát tại Khu vực đồng Euro lập kỷ lục mới, với 10,7% – cao nhất kể từ năm 1997. Tính chung cả năm 2022, có tới hơn 43% số quốc gia trên thế giới ghi nhận lạm phát ở hai chữ số, lạm phát toàn cầu khoảng 9% – mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Lạm phát tăng cao và tồn kho cao, ảnh hưởng đến sức cầu nhập khẩu hàng hoá của người tiêu dùng, trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là các mặt hàng không thiết yếu, vốn là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường các nước phát triển.
Các Ngân hàng trung ương (NHTW) thắt chặt chính sách tiền tệ
Trước tình trạng lạm phát tăng cao và lan rộng trên toàn cầu, NHTW các nước phải tăng lãi suất nhiều đợt để ngăn chặn, dẫn đầu bởi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED). Tại Hoa Kỳ, đến tháng 12/2022, lãi suất cơ bản đã nằm trong ngưỡng 4,25-4,5%, cao nhất trong vòng 15 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008. Tại Anh, Ngân hàng Trung ương Anh ngày 15/12 đã tăng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp lên 3,5%, mức cao nhất trong 14 năm. Tại Khu vực đồng Euro, Ngân hàng Trung ương châu u (ECB) đã kết thúc giai đoạn 15 năm lãi suất cơ bản âm hoặc bằng 0 để kích cầu nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007 và đẩy mặt bằng lãi suất lên mức 2,5%. Mặt bằng lãi suất toàn cầu tăng lên đồng nghĩa với việc chi phí vay nợ của doanh nghiệp và người dân tăng lên, khiến kinh tế nhiều nước phát triển tăng trưởng chậm lại, làm giảm sức cầu hàng hóa nhập khẩu.
Tình hình kinh tế một số đối tác thương mại lớn của Việt Nam Hoa Kỳ
Năm 2022, kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng chậm lại do lạm phát cao và tiếp sau đó là chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. GDP nước này cả năm tăng 2,1%, thấp hơn mức 5,9% của năm 2021.
Trong khi đó, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ thu hẹp lại trong bối cảnh nhập khẩu giảm do nhu cầu trong nước chậm lại khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Thâm hụt thương mại giảm từ mức 89,2 tỷ USD tháng 01/2022 xuống 61,5 tỷ USD tháng 11/2022, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2020.
2. Bối cảnh tình hình kinh tế trong nước
Năm 2022, ở trong nước, hoạt động xuất khẩu nhập khẩu đối mặt với những thuận lợi, khó khăn đan xen.
Thứ nhất, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 cần có thời gian để tích lũy, phục hồi; trong khi đó, nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, năng lực nội tại, sức chống chịu, khả năng thích ứng còn hạn chế, lại đang trong quá trình phát triển và chuyển đổi với những tồn tại kéo dài từ trước chưa thể khắc phục triệt để… đặt ra những khó khăn, thách thức đối với hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu.
Thứ hai, hoạt động sản xuất chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đứt gãy nguồn cung, giá nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao. Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, đã ảnh hưởng đến nguồn cung và sức mua trong nước và tăng chi phí vốn sản xuất của doanh nghiệp.
Thứ ba, càng về cuối năm, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá trên thị trường thế giới càng giảm sút khi khó khăn kinh tế ở các nước phát triển ngày càng trầm trọng sau xung đột tại Ukraine, lạm phát ở châu u ở mức cao, sức mua giảm sút rõ rệt. Tại thị trường Trung Quốc,
các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 được duy trì chặt chẽ cả năm 2022, chỉ có tín hiệu dần mở cửa thời điểm đầu năm 2023.
Thứ nhất, trước bối cảnh tình hình địa chính trị bất ổn của thế giới, nền kinh tế Việt Nam duy trì được các chỉ số kinh tế vĩ mô ổn định. Năm 2022, nền kinh tế được hồi phục và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022, GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm 2021, thuộc nhóm phục hồi khả quan nhất trên thế giới. Kinh tế vĩ mô ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.
Thứ hai, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA trải qua một quá trình thực thi bước đầu, các doanh nghiệp đã tận dụng tốt hơn các ưu đãi mang lại. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng thích ứng nhanh, linh hoạt trong đa dạng hoá thị trường xuất, nhập khẩu.
Thứ ba, giá cước vận tải biển giảm đáng kể trong năm 2022 cũng hỗ trợ cho xuất khẩu hàng hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Thứ tư, ngành Công Thương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu và công tác đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, thị trường nhập khẩu, xúc tiến thương mại. Nhờ đó, xuất nhập khẩu năm 2022 tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế, với kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 371,3 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm trước, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao (tăng trên 8%).
Xem thêm tại Công thương: https://congthuong.vn/
Tải Báo cáo Xuất nhập khẩu 2022 tại đây.